Thứ sáu, 10/11/2023 08:01

Vào tháng 10 hàng năm, các Ủy ban Giải thưởng Nobel ở Thụy Điển và Na Uy đã công bố 6 Giải Nobel trong các lĩnh vực: y sinh, vật lý, hóa học, văn học, hòa bình và kinh tế. Năm nay, 11 cá nhân được trao Giải Nobel vì đã có những thành tựu đột phá mang lại lợi ích to lớn cho nhân loại. Các thành tựu của họ bao gồm từ những khám phá để phát triển vắc-xin mRNA, hay các phương pháp thí nghiệm tạo ra xung ánh sáng ở mức atto giây..., cho đến sự đấu tranh chống lại phân biệt đối xử và áp bức phụ nữ…

Thứ sáu, 10/11/2023 07:55

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Cơ quan Phát triển Khoa học Công nghệ Nhật Bản và 2 đại học hàng đầu của Nhật Bản là Kyoto và Tokyo đã tìm ra phương pháp chế tạo sợi bán dẫn lượng tử nanômét bằng chất bán dẫn RuCl3. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trong bài báo khoa học “Growth of selfintegrated atomic quantum wires and junctions of a Mott semiconductor” đăng trên Tạp chí Science Advances của Hiệp hội Phát triển Khoa học Mỹ (AAAS). Kết quả này được đánh giá hứa hẹn mở ra "một chân trời mới", một bước đột phá về công nghệ liên quan đến sự phát triển của vi mạch bán dẫn.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:50

Chính sách phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) của Trung Quốc, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Vương quốc Anh có nhiều khác biệt, song những nội dung cốt lõi lại khá tương đồng. Đó là: nhận thức chung về vai trò quan trọng, xu thế của AI trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó có GDĐH; có những cam kết chính sách mạnh mẽ (mục tiêu), nguồn lực tài chính (phương tiện) cho việc triển khai chính sách; có lộ trình, kế hoạch rõ ràng với tính khả thi cao.

Thứ ba, 10/10/2023 08:00

Ngày 14/9/2023 tại San Francisco (Mỹ), danh sách các nhà khoa học được nhận Giải thưởng Đột phá (Breakthrough Prize) năm 2024 trong các lĩnh vực Khoa học sự sống, Vật lý cơ bản và Toán học đã được công bố. Tổng giá trị được trao của Giải thưởng lần này là 15,75 triệu USD. Trong đó, mỗi Giải thưởng chính nhận 3 triệu USD (tương đương khoảng 3 lần Giải Nobel). Đặc biệt, trong số 5 Giải thưởng chính năm nay, có 3 Giải được trao cho các nhà khoa học đã có những đóng góp lớn trong cuộc chiến đấu chống lại các căn bệnh nghiêm trọng như ung thư và Parkinson.

Thứ ba, 10/10/2023 07:55

Những thách thức về năng lượng trên Trái đất buộc con người phải đi tìm nguồn cung ở những nơi khác, trong đó có Mặt trăng. Bên cạnh đó, hành trình thám hiểm Mặt trăng còn khẳng định ưu thế của các cường quốc trên thế giới. Ngày 23/8/2023, tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã đổ bộ thành công xuống gần cực nam của Mặt trăng - khu vực chưa từng được khám phá, được mệnh danh là “vùng tối của Mặt trăng” do địa hình gồ ghề và rất khó tiếp cận. Cuộc đổ bộ của Chandrayaan-3 mang ý nghĩa rất đặc biệt bởi trước Ấn Độ, chưa có quốc gia nào thành công trong việc hạ cánh tàu vũ trụ ở cực nam của Mặt trăng. Thành công này đánh dấu bước tiến lớn cho những nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình khám phá vũ trụ của Ấn Độ, cũng như mở ra tương lai tươi sáng cho ngành công nghiệp vũ trụ còn non trẻ của quốc gia này.

Chủ nhật, 10/09/2023 08:00

Ngày nay, vật liệu dệt may dẫn điện đóng vai trò quan trọng trong đời sống hiện đại, chúng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như điện tử, y tế, thể thao và thời trang. Các vật liệu này giúp truyền dẫn tín hiệu, điện áp cũng như kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động của thiết bị điện tử. Gần đây, các nhà khoa học thuộc Phòng Thí nghiệm Kỹ thuật Nano Y sinh, Đại học Flinders, Úc đã sáng chế thành công vật liệu dệt may dẫn điện phủ kim loại lỏng. Sản phẩm của nhóm nghiên cứu có khả năng tự chữa lành các mạch điện khi bị cắt và cung cấp các đặc tính chống lại vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa Staphylococcus aureus.

Chủ nhật, 10/09/2023 08:00

Bằng phương pháp sử dụng 3 trong số 4 protein đặc biệt để chuyển đổi tế bào đã biệt hóa thành tế bào gốc vạn năng (iPSC), nhóm nghiên cứu do GS Sinclair (Đại học Y Harvard, Mỹ) dẫn đầu đã thành công trong việc hồi phục võng mạc bị tổn thương ở chuột lão hóa, giúp cải thiện thị giác. Sau đó, nhóm đã tiếp tục nghiên cứu trên tế bào cơ và tế bào não ở chuột, tiến tới ứng dụng nghiên cứu trên toàn bộ cơ thể chuột. Trong một nghiên cứu mới nhất được công bố hồi đầu năm nay, nhóm của GS Sinclair đã phát hiện thêm một nguyên nhân chính gây lão hóa là do mất các thông tin ngoại di truyền do đứt gãy mạch đôi DNA, đồng thời thành công trong việc khôi phục lại các thông tin ngoại di truyền đã mất, đảo ngược lại quá trình lão hóa trên chuột.

Thứ năm, 10/08/2023 08:00

Nhóm nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) đứng đầu vừa khám phá cơ chế phân tử mới kích thích mọc tóc. Phát hiện này có thể giúp xây dựng một lộ trình trị liệu phân tử hoàn toàn mới, mang lại hy vọng cho những người bị chứng rụng tóc do nội tiết tố ở cả nam và nữ. Kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature* vào cuối tháng 6 vừa qua.

Thứ năm, 10/08/2023 07:55

Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, lĩnh vực y học cá thể hóa sẽ là xu hướng tất yếu của chăm sóc sức khỏe trong tương lai. Y học cá thể hóa hướng tới việc can thiệp tối ưu vào cấu trúc di truyền ở cấp độ phân tử cho từng loại bệnh tật riêng biệt và trên mỗi cá thể bệnh nhân khác nhau. Với sự phát triển ấn tượng của các kỹ thuật sinh học phân tử những thập niên gần đây, con người đã có thể can thiệp vào những cấu trúc vi thể như mRNA. Trong đó, liệu pháp antisense oligonucleotide (ASO) được đánh giá là có nhiều tiềm năng và ứng dụng lớn trong tương lai.

Thứ hai, 10/07/2023 08:00

Lĩnh vực di truyền thương mại toàn cầu hiện nay đang trở nên phát triển hơn nhờ một công nghệ tiên tiến hiệu quả có tên gọi là Giải trình tự eDNA. Kỹ thuật này cho phép các nhà nghiên cứu truy xuất thông tin di truyền của sinh vật theo một cơ chế không xâm lấn nhờ vào việc thu thập vật chất di truyền có trong không khí và nước. Loại vật liệu di truyền trôi nổi trong không khí và nước này được gọi là eDNA (environmental DNA).

1 2 3 4 5 ... 19