Thứ sáu, 10/11/2023 08:00

Mỗi năm, số ca bệnh liên quan đến cơ, xương, khớp ở Việt Nam ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu sử dụng các dụng cụ hỗ trợ, điều trị ngày càng lớn. Với mong muốn tìm kiếm giải pháp khắc phục những hạn chế của các phương pháp điều trị truyền thống, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu chế tạo các dụng cụ hỗ trợ, điều trị chấn thương, chỉnh hình bằng công nghệ CADCAM (Computer-aided design/Computer-aided manufacturing) và in 3D, giúp rút ngắn thời gian sản xuất, hạn chế các biến chứng khi sử dụng so với phương pháp truyền thống, góp phần giúp cho bệnh nhân thoải mái, an toàn và hiệu quả hơn trong quá trình điều trị.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:55

Trước yêu cầu hiện đại hóa các thiết bị thí nghiệm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, ngành giao thông vận tải nói riêng, các nhà khoa học thuộc Viện Chuyên ngành Cơ khí, Tự động hóa, Đo lường (Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải) đã nghiên cứu thiết kế, làm chủ công nghệ và chế tạo thành công thiết bị thử mỏi tà vẹt bê tông cốt thép dự ứng lực, góp phần phục vụ công tác sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đường sắt tại Việt Nam.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:50

Mới đây, các bác sỹ của Bệnh viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác dưới sự dẫn dắt của PGS.TS Vũ Quang Vinh (Phó Giám đốc Bệnh viện) và TS Tống Thanh Hải (Chủ nhiệm Khoa Vi phẫu và Tái tạo) đã thành công trong việc tái tạo toàn bộ khuôn mặt bằng nguồn da tự thân cho bệnh nhân N.Q.H. Bệnh nhân này bị bỏng nước sôi lúc 6 tháng tuổi, từng trải qua hơn 20 cuộc phẫu thuật trong gần 30 năm qua, trong đó có một cuộc phẫu thuật tại CHLB Đức... nhưng gương mặt vẫn chưa có nhiều cải thiện.

Nhân dịp này, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với TS Tống Thanh Hải về những bước tiến trong ứng dụng kỹ thuật vi phẫu để tái tạo khuôn mặt cho bệnh nhân bằng nguồn da tự thân tại Việt Nam.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:50

Thông qua việc triển khai thành công đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu xây dựng hệ thống trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) tích hợp dữ liệu địa chất dầu khí đánh giá triển vọng dầu khí” thuộc Chương trình trọng điểm quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”, TS Doãn Ngọc San và các nhà khoa học của Trường Đại học Dầu khí Việt Nam, Ban Tìm kiếm thăm dò (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN), Công ty TNHH MTV Dầu khí sông Hồng (PVEP SH), Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã xây dựng thành công hệ thống AI trong đánh giá triển vọng ngành dầu khí nói chung, khu vực bắc bể sông Hồng nói riêng.

Thứ ba, 10/10/2023 08:00

Hướng tới mục tiêu ngừng sử dụng hoàn toàn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đẩy mạnh chăn nuôi an toàn sinh học, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Hùng Vương đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt thực hiện dự án “Sản xuất thử nghiệm chế phẩm thảo dược có hoạt tính kháng khuẩn sử dụng trong thức ăn chăn nuôi”, mã số: DAĐL.CN-04/19. Sau hơn 3 năm triển khai (2019-2023), dự án đã sản xuất thành công hai chế phẩm thảo dược: HP02 (dùng cho gia cầm) và HS02 (dùng cho gia súc). Kết quả của dự án giúp các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn để chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng không sử dụng kháng sinh tổng hợp.

Thứ ba, 10/10/2023 07:50

Hiện nay, hệ thống chỉnh sửa hệ gen CRISPR/Cas9 đã được phát triển và ứng dụng trên nhiều đối tượng thực vật khác nhau. Hệ thống này đang được xem là công cụ hiệu quả nhất trong cải tạo giống cây trồng. Ứng dụng CRISPR/Cas9, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã cho ra đời sản phẩm cà chua đột biến có hàm lượng đường và axit amin tăng gấp 2 lần so với giống cà chua truyền thống. Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tạo ra đột biến trên các nguồn gen tiềm năng của giống cà chua trong nước.

Thứ ba, 10/10/2023 07:45

Thông qua việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) tiềm năng: “Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí hiệu suất cao trên cơ sở vật liệu nanocomposite cho thiết bị quan trắc không khí tự động” do Quỹ Phát triển KH&CN Quốc gia (Bộ KH&CN) tài trợ, các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên đã chế tạo thành công cảm biến khí NH3, CO, NO2, SO2, H2 hoạt động ở nhiệt độ phòng trên cơ sở sử dụng vật liệu nanocomposite làm lớp nhạy khí. Sản phẩm đã được ứng dụng
vào thực tiễn, có thể thay thế thiết bị nhập ngoại.

Thứ ba, 10/10/2023 07:45

Hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón nói chung và phân đạm nói riêng, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và chống biến đổi khí hậu, các nhà khoa học thuộc Trường Vật liệu (Đại học Bách khoa Hà Nội) đã đề xuất và được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu biến tính dầu hạt cao su và bentonit Việt Nam để chế tạo compozit ứng dụng làm màng bọc thông minh cho sản xuất phân ure nhả chậm có kiểm soát” (mã số: ĐTĐL.CN-70/19). Thành công của đề tài không chỉ giúp tiêu thụ nguồn phụ phẩm trong nước mà còn giúp các doanh nghiệp sản xuất phân bón có thêm cơ sở khoa học và thực tiễn trong việc chuyển đổi hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng phân bón hiệu quả cao.

Chủ nhật, 10/09/2023 08:00

Chuyển đổi số đang trở thành một xu thế trên toàn cầu. Việc áp dụng công nghệ số và tận dụng đổi mới sáng tạo đã mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế của Việt Nam. Thông qua Dự án “Thiết lập, duy trì và phát triển cơ sở dữ liệu thông tin trực tuyến về đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) và công cụ khai thác phục vụ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ (Viện KHSHTT) đã phát triển nền tảng dữ liệu và dịch vụ SHCN (IPPlatform). Đây được xem là một công cụ quan trọng để tạo ra môi trường thuận lợi hỗ trợ việc chuyển đổi số ở các địa phương.

Chủ nhật, 10/09/2023 07:55

Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (Recirculating aquaculture systems - RAS) là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trong nuôi trồng thủy sản. Với sự hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ, dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn”, mã số DAĐL. CN.08/20, giai đoạn 2020-2023, đã được Trung tâm Tư vấn, Sản xuất, Dịch vụ và Chuyển giao Công nghệ Thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III triển khai thực hiện. Kết quả của dự án đã xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ và mô hình nuôi ốc hương thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn, sử dụng thức ăn công nghiệp. Quá trình nuôi được kiểm soát, nâng cao năng suất, giảm thiểu rủi ro; sản phẩm ốc hương đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính.

1 2 3 4 5 ... 43