Thứ sáu, 10/11/2023 08:00

Mối quan hệ hợp tác Việt Nam - Mỹ đang trở thành chủ đề rất được quan tâm trong thời gian gần đây với một loạt hoạt động ngoại giao cấp cao như chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 10-11/9/2023 và các buổi làm việc song phương tại Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ngày 18-22/9/2023 nhân dịp tham dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78. Trong nội dung của các buổi làm việc này, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) đã được coi là một trong những điểm nhấn với kỳ vọng sẽ đưa mối quan hệ hợp tác song phương của hai nước đi vào thực chất và có chiều sâu trong giai đoạn phát triển mới.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:55

Ngày 23/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ  (SHTT)  về  sở  hữu  công  nghiệp  (SHCN),  bảo  vệ  quyền  SHCN, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về SHTT (sau đây gọi tắt là Nghị định 65). Vậy Nghị định 65 có ý nghĩa như thế
nào? Các điểm mới và trọng tâm của Nghị định này là gì? Những đối tượng nào sẽ chịu tác động nhiều nhất từ Nghị định 65? Để làm rõ những vấn đề này, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảy - Phó Cục trưởng Cục SHTT.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:50

Phát triển thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN), doanh nghiệp KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) được xác định là những khâu đột phá chiến lược để góp phần đổi mới phương thức quản lý, điều hành và hoạt động của các chủ thể trong chuỗi giá trị KH,CN&ĐMST quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều hoạt động sự nghiệp công phục vụ phát triển hệ sinh thái KNĐMST quốc gia chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam; chi phí lớn hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn, định mức hiện hành; phương thức thanh/quyết toán không còn phù hợp với thực tế... khiến nhiều hoạt động không thể triển khai. Do đó, yêu cầu xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật các dịch vụ sự nghiệp công phục vụ phát triển hệ sinh thái KNĐMST quốc gia là đặc biệt cần thiết và cấp bách.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:45

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung bằng các sản phẩm sáng tạo liên tục, các hàng hóa/dịch vụ có chất lượng và gia tăng nguồn tri thức cho xã hội. Để nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHTT góp phần phát huy vai trò của SHTT trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay, chúng ta cần nhìn nhận những khó khăn, thách thức, hạn chế đang gặp phải, để từ đó đưa ra những giải pháp vừa mang tính tổng thể, vừa mang tính cụ thể và khả thi, phù hợp với đặc thù của Việt Nam.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:40

Từ chức năng ban đầu là chỉ dấu nguồn gốc, nhãn hiệu ngày nay được xem là công cụ tiếp thị hiệu quả. Thông qua đó, chủ sở hữu có thể đối thoại với người dùng về chất lượng của hàng hóa/dịch vụ qua các chức năng quảng cáo và truyền thông. Dưới góc độ pháp luật, việc bảo hộ nhãn hiệu cũng theo đó mà mở rộng, tuy nhiên điều này không phải bao giờ cũng đem lại lợi ích cho khách hàng.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:38

Ngày nay, đổi mới sáng tạo (ĐMST) là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học, hoạt động sản xuất kinh doanh, các văn bản quản lý nhà nước, trên các phương tiện truyền thông với hàm ý ĐMST giúp nâng cao năng suất, thúc đẩy lợi thế cạnh tranh và thương mại, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Bài viết cung cấp thêm góc nhìn về ĐMST, mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới và sáng tạo; đồng thời làm rõ hơn vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT) trong đổi mới và sáng tạo.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:35

Ở Việt Nam, xây dựng và phát triển tạp chí khoa học đạt tiêu chuẩn quốc tế ngày càng thu hút sự quan tâm của các cấp quản lý, cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu và các tạp chí khoa học. Bên cạnh đó, việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá và xếp loại tạp chí khoa học của quốc gia hướng tới các chuẩn mực quốc tế cũng rất cần thiết. Bài viết giới thiệu các tiêu chí và cách thức đánh giá, xét duyệt tạp chí khoa học của một số cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc tế, từ đó đề xuất các tiêu chí và cách thức đánh giá, xếp loại tạp chí khoa học ở Việt Nam.

Thứ sáu, 10/11/2023 07:30

Biến đổi khí hậu (BĐKH) có tác động tiêu cực đến cường độ và tần suất của các hiện tượng khí hậu cực đoan, dẫn đến gia tăng rủi ro thiên tai. Thích ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai được xem là cách tiếp cận bổ trợ cho việc quản lý các rủi ro cực đoan khí hậu và thiên tai. Trong tương lai, BĐKH có thể làm cho các thiên tai trở nên trầm trọng hơn, vì vậy, quản lý rủi ro thiên tai cần thiết được thúc đẩy trong bối cảnh BĐKH. Dựa trên sự phân tích các điểm tương đồng và khác biệt của quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH, các tác giả đã đề xuất một số nội dung nhằm gắn kết thích ứng với BĐKH và quản lý rủi ro thiên tai.

Thứ ba, 10/10/2023 08:00

Ngày 27/09/2023, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) đã chính thức công bố Báo cáo Chỉ số Đổi mới sáng tạo (ĐMST) toàn cầu (Global Innovation Index - GII) năm 2023. Theo đó, Việt Nam được xếp hạng 46/132 quốc gia, nền kinh tế (tăng 2 bậc so với năm 2022). Năm nay, Việt Nam tiếp tục có sự cải thiện thứ hạng đầu vào của ĐMST, tăng 2 bậc so với năm 2022 (từ vị trí 59 lên 57); đầu ra của ĐMST tăng 1 bậc so với năm 2022 (từ vị trí 41 lên 40). Từ năm 2017 đến nay, GII của Việt Nam đã được cải thiện, tăng từ vị trí 59 (năm 2016) lên 47 (năm 2017) và 46 năm 2023.

Thứ ba, 10/10/2023 07:55

Cách đây hơn 20 năm (9/2003-9/2023), Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đã phê duyệt Bộ quy tắc ứng xử về an toàn và an ninh nguồn phóng xạ (Bộ quy tắc ứng xử). Mặc dù không phải là văn bản bắt buộc áp dụng, nhưng việc có tới 146 quốc gia cam kết thực hiện đã chứng minh giá trị của Bộ quy tắc ứng xử này trong việc tăng cường bảo đảm an toàn và an ninh cho các nguồn phóng xạ trên phạm vi toàn cầu cũng như ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

1 2 3 4 5 ... 50