Thứ sáu, 28/08/2020 08:15
Số 8 năm 20201 - 7Download

Phân chia địa tầng Pliocen - Đệ tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở tài liệu trùng lỗ và tảo vôi

Nguyễn Thị Thắm *, Nguyễn Văn Sử, Tạ Thị Hòa, Mai Hoàng Đảm, Nguyễn Hoài Chung

*Tác giả liên hệ: Email: thamnt@vpi.pvn.vn

Viện Dầu khí Việt Nam

Hóa thạch trùng lỗ (foraminifera) và tảo vôi (calcareous nannofossil) được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sinh địa tầng trầm tích biển do chúng tiến hóa nhanh và phân bố rộng. Qua nhiều năm nghiên cứu các trầm tích Pliocen-Đệ tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam thông qua các giếng khoan thăm dò dầu khí, nhóm tác giả nhận thấy hai nhóm sinh vật trên thực sự là công cụ hiệu quả để phân chia chi tiết địa tầng các trầm tích này. Các giếng khoan A, B, C, D, E và F được chọn đại diện cho khu vực nghiên cứu. Áp dụng các tiêu chuẩn phân đới trùng lỗ trôi nổi “N” Blow và “PL” & “PT” Wade và nnk; tiêu chuẩn phân đới tảo vôi “NN” Martinii và “CNPL” Backman và nnk, bảng phân chia địa tầng và các đới sinh vật cho các trầm tích Pliocen-Đệ tứ ở phía đông thềm lục địa Việt Nam đã được đưa ra. Theo nghiên cứu, trầm tích Pliocen sớm được giới hạn trong các đới trùng lỗ PL1-PL3/phần trên N18-N19, tương ứng với các đới tảo vôi CNPL1-CNPL3/NN12-NN15. Trầm tích Pliocen muộn gồm các đới trùng lỗ PL4-PL6/N20-N21, tương ứng với các đới tảo vôi CNPL4-CNPL6/NN16-NN18. Trầm tích Pleistocen sớm đặc trưng bởi phụ đới trùng lỗ trôi nổi PT1a/phần dưới N22, tương ứng với các đới tảo vôi CNPL6-CNPL10/NN19. Trầm tích Pleistocen muộn-Holocen gồm phụ đới trùng lỗ trôi nổi PT1b và đới tảo vôi CNPL11/NN20-NN21. Kết quả cho thấy sự phù hợp của phân chia địa tầng ở khu vực nghiên cứu với các tiêu chuẩn phân đới chuẩn trong giai đoạn Pliocen-Đệ tứ ở vùng biển Thái Bình Dương và vĩ độ thấp. Đây là tiền đề áp dụng cho các nghiên cứu và liên kết địa tầng ở thềm lục địa Việt Nam và các khu vực lân cận.

Lượt dowload: 564 Lượt xem: 1442
TAGS :

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)