Chủ nhật, 25/02/2018 21:29
Số 2 năm 201849 - 52Download

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ N/P và độ mặn đến sự phát triển của vi khuẩn lam (cyanobacteria)

Nguyễn Quang Dương Nguyên, Nguyễn Phú Hòa*

*Tác giả liên hệ: Email: phuhoa@hcmuaf.edu.vn

Trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh 

Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ N/P đến sự phát triển của vi khuẩn lam (VKL) ở các độ mặn khác nhau được thực hiện nhằm xác định các yếu tố môi trường có ảnh hưởng tới VKL và ảnh hưởng của tỷ lệ N/P đến sự phát triển của VKL ở các độ mặn khác nhau trong điều kiện thí nghiệm. Ba loài Anabaena sp., Lyngbya sp. và Microcystis sp. chiếm ưu thế được phân lập từ các ao nuôi tôm được nuôi trong môi trường có các độ mặn khác nhau (0; 5; 10; 15 và 20 ppt) và các tỷ lệ N/P khác nhau (2/1; 4/1; 6/1; 8/1). Trong điều kiện thí nghiệm, loài Anabaena sp. phát triển tốt ở các độ mặn từ 5 ppt đến 15 ppt và phát triển tốt nhất ở độ mặn 10 ppt. Loài Lyngbya sp. phát triển rất mạnh trong tất cả các nhóm độ mặn, tốt nhất ở độ mặn 10 ppt. Loài Microcystis sp. phát triển tốt ở độ mặn từ 0 ppt đến 10 ppt, tốt nhất ở độ mặn 5 ppt. Loài Anabaena sp. phát triển tốt nhất ở tỷ lệ N/P = 8/1 và độ mặn 10 ppt, phát triển kém ở tỷ lệ N/P = 2/1 đến 4/1 ở độ mặn 0 ppt. Loài Lyngbya sp. phát triển tốt nhất ở tỷ lệ N/P = 8/1 và độ mặn 10 ppt, phát triển kém ở tỷ lệ N/P = 2/1 đến 4/1 ở độ mặn 20 ppt. Loài Mycrocystis sp. phát triển tốt nhất ở tỷ lệ N/P = 8/1 và độ mặn 5 ppt, phát triển kém ở tỷ lệ N/P = 2/1 đến 4/1 ở độ mặn 20 ppt.

Lượt dowload: 468 Lượt xem: 1148
TAGS :

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)