Thứ năm, 21/05/2020 08:08
Số 5 năm 202048 - 53Download

Hiệu quả ức chế virus gây bệnh Gumboro của interferon trên gà thực nghiệm

Nguyễn Thị Thanh Giang1*, Nguyễn Đăng Quân1, Hồ Quảng Đồ2

*Tác giả liên hệ: Email: nttgiang84@yahoo.com.vn

1Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh
2Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bệnh Gumboro của interferon gà tái tổ hợp (recombinant chicken interferon, rChIFN) khi sử dụng chỉ mỗi interferton alpha gà (ChIFN-α) hay có sự kết hợp với interferon gamma (ChIFN-γ) được thực hiện trên gà 3 tuần tuổi. Đầu tiên gà được công cường độc với virus Gumboro độc lực cao (1x105 ELD50 mỗi con) bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi; sau 8 giờ xử lý với virus, gà được điều trị bằng cách nhỏ mắt và nhỏ mũi với rChIFN ứng với một trong 6 nhóm nghiệm thức. Nhóm sử dụng rChIFN-α 100 µg/con, tỷ lệ gà được bảo hộ là 56,67%, tỷ lệ sống là 93,33%; nhóm sử dụng rChIFN-α 100 µg/con kết hợp rChIFN-γ (1 µg/con) tỷ lệ gà được bảo hộ là 70,00%, tỷ lệ sống là 93,33%; nhóm sử dụng rChIFN-α 10 µg/con tỷ lệ gà được bảo hộ là 36,67%, tỷ lệ sống là 80,00%; nhóm sử dụng rChIFN-α 10 µg/con kết hợp rChIFN-γ (1 µg/con) tỷ lệ gà được bảo hộ là 53,33%, tỷ lệ sống là 86,67%. Trong khi đó, nhóm đối chứng dương (gà nhiễm virus, không được điều trị), gà không được bảo hộ (tỷ lệ nhiễm bệnh là 100%) và tỷ lệ sống chỉ đạt 60,00%; đối chứng âm (gà không nhiễm virus, không xử lý với rChIFN) gà hoàn toàn không nhiễm bệnh và tỷ lệ sống 100%. Kết quả này cho thấy, sử dụng rChIFN-α làm tăng tỷ lệ bảo hộ, tỷ lệ sống khi gà bị nhiễm bệnh Gumboro theo nồng độ sử dụng. Đồng thời sử dụng rChIFN-α kết hợp rChIFN-γ đã làm tăng hiệu quả điều trị so với sử dụng chỉ mỗi rChIFN-α.

Lượt dowload: 539 Lượt xem: 1877
TAGS :

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)