Thứ bảy, 25/04/2015 00:24
Số 4 năm 201518 - 22Download

Nghiên cứu phổ hấp thụ của một số hợp chất hữu cơ trong nước thải nhuộm và ảnh hưởng của một số ion nhằm xác định cod bằng quang phổ hấp thụ tử ngoại uv 254 nm

Hoàng Việt Hưng1, Vũ Thị Ngân Huyền1, Nguyễn Quang Trung2*
*Tác giả chính: Tel: 0912141580; Email: nqt79@yahoo.com
1Viện Khoa học Môi trường và Sức khỏe Cộng đồng
2Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bài báo này nghiên cứu phổ hấp thụ UV-Vis của một số hợp chất hữu cơ trong nước thải nhuộm và ảnh hưởng của các ion NO2 - , NO3 - , NH4 + , SO4 2-, chất rắn lơ lửng - TSS trong phương pháp xác định COD bằng phương pháp đo phổ tử ngoại UV-254 nm. Kết quả cho thấy, các chất hữu cơ trong nước thải nhuộm hấp thụ ở cả hai vùng phổ UV và Vis, cao nhất tại bước sóng UV-254. Phổ hấp thụ vùng tử ngoại của nước thải nhuộm sau xử lý bằng Fenton không bị dịch chuyển, trong khi đó, phổ hấp thụ trong vùng khả kiến dịch chuyển ở các bước sóng λ = 600 nm sang λ = 360 nm (đối với nước thải nhuộm màu tím), λ = 540 nm sang λ = 360 nm (đối với nước thải nhuộm màu hồng), λ = 620 nm sang λ = 340 nm (đối với nước thải nhuộm màu đen), hầu hết các thuốc nhuộm sau xử lý đều chuyển sang vùng tử ngoại xa, λmax khoảng 340-360 nm. Các ion NO2-, NO3-, NH4+, SO42- với hàm lượng từ 0-300 mg/l không gây ảnh hưởng trong quá trình xác định COD bằng phổ UV, còn TSS từ 30 mg/l trở lên ảnh hưởng rõ rệt do sự khuếch tán ánh sáng của các hạt chất lơ lửng. Độ khuếch tán của TSS trong vùng tử ngoại phụ thuộc vào bản chất và kích thước của các hạt vật chất lơ lửng trong nước thải. Muốn xác định chính xác hàm lượng COD bằng phổ UV cần phải lọc các chất rắn lơ lửng hoặc loại trừ bằng các kỹ thuật bổ chính trong phép đo. Đã áp dụng so sánh kết quả xác định COD bằng phương pháp đo quang UV và phương pháp TCVN cho thấy sai số nhỏ hơn 10%. Hệ số chuyển đổi nồng độ của nước thải nhuộm KCOD= (709 ±5) mg/l.

Lượt dowload: 363 Lượt xem: 787
TAGS :

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)