Thứ tư, 25/01/2017 00:14
Số 1 năm 201753 - 57Download

Nghiên cứu tuyển quặng đuôi mẫu công nghệ mỏ sắt Bản Luộc, tỉnh Cao Bằng bằng phương pháp nung từ hóa - tuyển từ

Phạm Hòe1*, Nguyễn Đình Tiết1, Trần Thanh Phúc2 , Kiều Cao Thăng

*Tác giả liên hệ: hoepham@mirex.vn

1Công ty Cổ phần khoáng sản và luyện kim Việt Nam

2Viện Khoa học địa chất và khoáng sản

3Công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Văn Cường 

Để có được một sơ đồ công nghệ nung từ hóa - tuyển từ hợp lý cho quặng đuôi mẫu CNBL-I mỏ sắt Bản Luộc, nhóm nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tuyển như nhiệt độ nung quặng; hàm lượng chất hoàn nguyên trong phối liệu nung (hàm lượng %C); thời gian lưu mẫu trong lò nung và nghiên cứu chế độ tuyển từ quặng sau nung. Quá trình thực hiện chỉ thu được kết quả của mẫu M < 2, còn mẫu M < 0,1 không có tính khả thi khi dùng phương pháp nung từ hóa - tuyển từ. Kết quả nghiên cứu của mẫu M < 2 đã xây dựng được sơ đồ công nghệ nung từ hóa - tuyển từ tối ưu cho đuôi quặng sắt mẫu CNBL cấp hạt < 2 mm. Trên sơ đồ này đưa ra được các chỉ tiêu tuyển hợp lý như nhiệt độ nung 850o, hàm lượng chất hoàn nguyên 10%C, thời gian lưu mẫu trong lò 60’ và tuyển từ có cường độ từ trường 800 ơtxtet. Với hàm lượng sắt nguyên khai của đuôi quặng mẫu M < 2 là 29,84%, sau khi tuyển thử theo sơ đồ tối ưu quy mô phòng thí nghiệm đã thu được tinh quặng có hàm lượng Fe 57-58%, tương ứng với thực thu là 75-78% và phần sản phẩm thải (đuôi) có hàm lượng Fe còn lại dưới mức cho phép (khoảng 10,55%). Đây là công nghệ hợp lý để tuyển lại quặng đuôi mẫu công nghệ Bản Luộc nhằm tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Lượt dowload: 297 Lượt xem: 600
TAGS :

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)