Thứ hai, 25/07/2016 00:30
Số 7 năm 201611 - 18Download

Kiểm soát dịch bệnh sán lá ở Việt Nam: hiện trạng, thách thức và hướng giải quyết

Nguyễn Mạnh Hùng*

*Email: hung_iebr@yahoo.com

Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ngày nhận bài: 07/10/2015; ngày chuyển phản biện: 07/10/2015; ngày nhận phản biện: 09/11/2015; ngày chấp nhận đăng: 09/11/2015

Tóm tắt:

Việt Nam là điểm nóng của các bệnh sán lá ký sinh ở người và động vật. Việc kiểm soát bệnh sán lá đã và đang được thực hiện, tuy nhiên kết quả đạt được còn hạn chế bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ: phương thức chăn nuôi còn lạc hậu; những món ăn truyền thống có khả năng chứa mầm bệnh như rau sống, gỏi cá... vẫn còn được sử dụng; do sự di dân dẫn đến tạo ra các ổ dịch mới, hay còn do sự phức tạp trong vòng đời của sán lá. Kiểm soát vật chủ trung gian I của sán lá - ốc nước ngọt là một trong những biện pháp làm giảm tỷ lệ nhiễm sán lá. Có nhiều cách để kiểm soát quần thể ốc, tuy nhiên vấn đề đặt ra là tính hiệu quả của các biện pháp này bởi sự phục hồi nhanh về số lượng cá thể trong quần thể của chúng. Loài cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus) là loài bản địa, phân bố ở miền Bắc Việt Nam, chúng sử dụng động vật nhuyễn thể làm thức ăn. Loài cá này có thể sử dụng như tác nhân sinh học để khống chế quần thể ốc trong ao, qua đó kiểm soát bệnh sán lá ở các ao nuôi. Biện pháp này có thể áp dụng ở cả ao nuôi cá giống và ao nuôi cá thịt - đây là các điểm nóng của việc lan truyền bệnh sán lá; hiệu quả của biện pháp này sẽ tăng thêm khi phối hợp với các biện pháp làm giảm mật độ ốc như cải tạo ao nuôi và quản lý chất thải.

Từ khóa:

cá trắm đen, chăn nuôi thủy sản, kiểm soát sinh học, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chỉ số phân loại:
1.6

Controlling trematodiases in Vietnam: actuality, challenges and trends for resolving these problems

Received: 7 October 2015; accepted: 9 November 2015

Abstract:

Food-borne zoonotic trematodes (FZT) constitute an important problem in Vietnam. Several approaches have been conducted to control FZT infection, but the achieved results are not satisfied. Causes of this problem can be divided into five categories (1) the local people in endemic areas still consume raw or undercook food, i.g. raw vegetables, dishes made of raw fish and vegetables, baked crabs etc.; (2) poor management of manure from the husbandry; (3) the migration of people from endemic areas to other places; (4) the spread of Asia cuisine, which has various raw food dishes, e.g. sushi, sashimi; (5) the complex of life cycle of FZT. One method to control FZT is to disrupt the life cycle of the first intermediate host snails. Options for snail control in aquaculture systems are not many, and probably are limited to use of a few chemicals and otherwise will have to be based on mechanical and biological means. Snail control in aquaculture ponds may be more limited as we have to take into consideration the survival of fishes because of their toxicity. Ecological measures of controlling snails are mainly done prior to stocking fish, i.e. as part of pond preparation. However, the recovery of snail population is very quick, so we should release molluscivore fish species as black carp (Mylopharyngodon piceus) into aquaculture ponds for control snails too. Small size of black carp (30-300g) could be used in both nursery ponds and growth-up ponds in Northern Vietnam.

Keywords:

aquaculture, biological control, black carp, public health.

Classification number:
1.6
Lượt dowload: 317 Lượt xem: 745

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)