Tôn Nữ Thị Như Quỳnh1,2, Trương Thị Đẹp1 , Đặng Văn Sơn3*
*Tác giả liên hệ: Email: dvsonitb@gmail.com
1 Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, 2 Trường Cao đẳng Y tế Huế, 3 Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 29/06/2018; ngày chuyển phản biện: 03/07/2018; ngày nhận phản biện: 02/08/2018; ngày chấp nhận đăng: 14/08/2018
Tóm tắt:
Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Sơn Trà, TP Đà Nẵng đã xác định được 657 loài, 396 chi, 133 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao có mạch, bao gồm Lá thông (Psilotophyta), Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Trong đó, 16 loài có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ của IUCN (2017). Hình thức sử dụng cây thuốc cũng được chia làm 3 nhóm gồm: chia theo bộ phận dùng, phương thức sử dụng và nhóm bệnh chữa trị. Dạng sống của cây thuốc được chia làm 7 nhóm, bao gồm: cây thân thảo có 178 loài (chiếm 27,1%), cây bụi có 139 loài (21,2%), dây leo có 122 loài (18,6%), cây gỗ lớn có 65 loài (9,9%), cây gỗ nhỏ có 138 loài (21%), bán ký sinh có 9 loài (1,4%) và phụ sinh có 6 loài (0,9%).