Chủ nhật, 25/01/2015 00:43
Số 1 năm 201526 - 31Download

Tổng quan về kỹ thuật yếm khí cao tải trong xử lý nước thải

Trần Mạnh Hải1, Nguyễn Hoài Châu1, Nguyễn Triều Dương1,Cao Thế Hà2, Nguyễn Việt Hà2, Trần Đức Dự2

 

1 Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

2Trung tâm Nghiên cứu công nghệ môi trường và Phát triển bền vững, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

 

Ngày nhận bài: 01/01/0001; ngày chuyển phản biện: 01/01/0001; ngày nhận phản biện: 01/01/0001; ngày chấp nhận đăng: 01/01/0001

Tóm tắt:

Xử lý yếm khí (YK) là công nghệ lâu đời, gần đây khi biogas được coi là một nguồn năng lượng tái tạo, nó trở nên hấp dẫn và được quan tâm phát triển. Theo Lettinga [13] phương pháp này có nhược điểm là tốc độ sinh trưởng vi khuẩn YK thấp, tuy nhiên những kỹ thuật hiện đại đã khắc phục được hạn chế này. Các kỹ thuật YK ngày nay chấp nhận tải lượng từ hàng chục tới trên 100 kg COD/m3/ngày với hiệu suất thường là 70-90% [11, 12]. Nghiên cứu [4] cho thấy, khi BOD nước thải vượt 1000 mg/l thì hệ YK (hệ UASB - Upflow Anaerobic Sludge Blanket) kinh tế hơn hiếm khí (bùn hoạt tính) cả về mặt xây dựng cơ bản lẫn phí vận hành - bảo trì. Cũng theo [4], có ba nhóm kỹ thuật YK: (1) hệ phản ứng với vi sinh phân tán; (2) hệ vi sinh cố định trên vật liệu mang và (3) hệ với lớp bùn giả lỏng hoặc giãn nở. Kỹ thuật UASB do Lettinga nghiên cứu từ những năm 70 thuộc nhóm (3), áp dụng từ năm 1980 sử dụng vi sinh dạng hạt có mật độ rất cao (tới 80-100 g/l). Theo [11], kỹ thuật YK hiện đại bắt đầu từ bồn khuấy trộn hoàn toàn, bồn tiếp xúc, bước ngoặt là hệ UASB, đỉnh cao là các kỹ thuật tiếp xúc và tách vi sinh rất tốt, đó là EGSB (Expanded Granular Sludge Bed), IC (Internal Circulation). Nếu coi kỹ thuật bồn phản ứng khuấy trộn hoàn toàn có năng suất xử lý so sánh trên đơn vị thể tích là 1 thì bồn tiếp xúc là 5, UASB là 25 và EGSB, IC là 75. Bài viết này tóm tắt sự phát triển của công nghệ xử lý YK, tập trung vào hệ thống xử lý YK cao tải UASB, EGSB, IC.

Từ khóa:

EGSB, IC, UASB, yếm khí cao tải.

 

Chỉ số phân loại:
1.7

Overview of the high rate anaerobic techniques in wastewater treatment

Anaerobic processing is an old technology. Recently, Anaerobic Treatment (AT) has become attractive and be developed due to biogas considered a renewable energy source. According to Lettinga [13], although the growth rate of anaerobic bacteria is low, this weakness has gradually been overcome with modern AT technology. The present AT techniques accept the organic loading rates from tens to over 100kg COD/m3/day with its performance from 70% to 90% [11, 12]. The study [4] shows that when the biochemical oxygen demand (BOD) of the effluent exceeds 1000 mg/l, the cost of the Upflow Anaerobic Sludge Blanket (UASB) is lower than that of activated sludge treatment, both in terms of basic construction and maintenance free. According to [4], there are three groups of anaerobic techniques: (i) the reactors with dispersed microorganisms; (ii) the microorganisms immobilized on carrying material; and (iii) the Expanded Granular Sludge Bed (EGSB) system. The UASB technique invented by Lettinga in the 1970s is classified into the group (iii), and has been applied since 1980 using granular microorganisms with very high density (up to 80-100 g/l). According to [11], the modern AT techniques began at the continuous stired-tank reactor (CSTR), then the anaerobic contact reactor (CR), turning-point with the UASB system, peak with the Expanded Granular Sludge Bed (EGSB) and the Internal Circulation Reactor (IC). Suppose that the CSTR has the relative capacity of 1, then 5 for CR, 25 for UASB, 75 for EGSB and IC. This article summarize the development of anaerobic treatment technology and focuses on the high-rate anaerobic treatment systems as UASB, EGSB, IC.

 

Received: 1 January 1; accepted: 1 January 1

Keywords:

Anaerobic, EGSB, IC, UASB.

 

Classification number:
1.7
Lượt dowload: 343 Lượt xem: 807

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)