Chủ nhật, 25/06/2017 00:48
Số 6 năm 201719 - 24Download

Tác dụng diệt khuẩn của dịch chiết thân lá thồm lồm (Polygonum chinense L.) đối với vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm nuôi nước lợ

Trương Thị Mỹ Hạnh1*, Phạm Thị Yến1, Phạm Thị Huyền2, Huỳnh Thị Mỹ Lệ3, Phạm Thị Hồng Minh4, Đỗ Tiến Lâm4, Trần Thị Hoài Vân4,5, Phan Thị Vân

*Tác giả liên hệ: Email: tmhanh@ria1.org

1Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I
2Cao học K24, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
3Học viện Nông nghiệp Việt Nam
4Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
5Học viện KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 
 

Ngày nhận bài: 14/03/2017; ngày chuyển phản biện: 17/03/2017; ngày nhận phản biện: 11/04/2017; ngày chấp nhận đăng: 24/04/2017

Tóm tắt:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả diệt khuẩn của thân và lá cây thồm lồm (Polygonum chinense L.) đối với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND) ở tôm. Thân lá cây thồm lồm được ngâm chiết bằng dung môi ethanol. Phương pháp được áp dụng bao gồm thử kháng sinh đồ khuếch tán trên đĩa thạch của Kirby-Bauer và thử nghiệm trên tôm bằng hình thức cho ăn và ngâm với nồng độ tương ứng 25-30 g/100 kg tôm và 25-30 g/m3. Kết quả cho thấy, dịch chiết thô thồm lồm có hiệu quả diệt vi khuẩn V. parahaemolyticus với đường kính vòng vô khuẩn đạt 19,8-20,6 mm tương ứng với nồng độ sử dụng 66,7-200 µg/khoanh. Bên cạnh đó, sử dụng dịch chiết thô bổ sung vào nước nuôi tôm 30 g/m3 tại 2 thời điểm (ngay khi công cường độc vi khuẩn V. parahaemolyticus với mật độ 105-106 cfu/ml và lần 2 cách lần 1 là 24 h), tỷ lệ sống của tôm đạt 60% so với lô đối chứng 0%, trong khi đó phương pháp bổ sung thảo dược vào thức ăn (25-30 g/100 kg tôm) không có hiệu quả do tôm không bắt mồi. Kết quả đạt được là cơ sở khoa học để phát triển sản phẩm thuốc thảo dược có hiệu quả phòng trị bệnh AHPND theo hướng an toàn sinh học và thân thiện với môi trường.

Từ khóa:

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND), cây thồm lồm, hoạt tính kháng khuẩn.

Chỉ số phân loại:
4.5

Antibacterial effect of Polygonum chinense L. extract on pathogen bacteria of acute hepatopancreatic necrosis disease in brackish shrimps

Thi My Hanh Truong1*, Thi Yen Pham1, Thi Huyen Pham2, Thi My Le Huynh3, Thi Hong Minh Pham4, Tien Lam Do4, Thi Hoai Van Tran4,5, Thi Van Phan1

1Research Institute for Aquaculture No1

2K24 Master of Faculty of Veterinary Medicine - Vietnam National University of Agriculture

3Vietnam National University of Agriculture

4Institute of Natural Products Chemistry, Vietnam Academy of Science and Technology

5Graduate Univercity of Science and Technology (GUST), Vietnam Academy of Science and Technology 

Received: 14 March 2017; accepted: 24 April 2017

Abstract:

The study was conducted to evaluate the bactericidal effect of Polygonum chinense L. on the bacterial strain (Vibrio parahaemolyticus) causing acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in shrimps. The trunks and leaves of P. chinense L. trees were extracted by soaking in ethanol. Methods applied included: Kirby-Bauer disk diffusion susceptibility testing and tests on shrimps by feeding with the diet of 25-30 g/100 kg of shrimps and soaking with the concentration of 25-30 g/m3. The results showed that crude extracts of P. chinense L. had anti-bacterial effects on V. parahaemolyticus with the inhibition zone diameter of 19.8-20.6 mm at the concentration of 66.7200 μg/disc. In addition, using crude extracts added to water at the ratio of 30 g/m3 at 2 times (when the pathogenesis at the V. parahaemolyticus bacteria density of 105-106 cfu/ml and after 24 h), the survival rate was 60% compared with the control group 0%, while the method of herbal supplements to foods (25-30 g/100 kg of shrimps) was not effective because shrimps could not catch bait. The result achieved is a scientific basis for the development of herbal medicinal products to be effective in the prevention and treatment of AHPND towards biosafety and environmental friendliness. 

Keywords:

 Acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND), Antibacterial activity, Polygonum chinense L.. 

Classification number:
4.5
Lượt dowload: 355 Lượt xem: 1095

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)