Chủ nhật, 25/06/2017 00:25
Số 6 năm 201735 - 40Download

Nhân giống in vitro loài Nưa konjac (Amorphophallus konjac) ở Việt Nam để bảo tồn và phục vụ sản xuất

Trần Văn Tiến1,2*, Nguyễn Văn Dư3, Nguyễn Công Sỹ3, Hà Văn Huân4, Nguyễn Minh Quang

*Tác giả liên hệ: Email: vantienbvhn@gmail.com

1Học viện Hành chính Quốc gia
2Học viện KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật
4Trường Đại học Lâm nghiệp 
 

Ngày nhận bài: 13/03/2017; ngày chuyển phản biện: 20/03/2017; ngày nhận phản biện: 17/04/2017; ngày chấp nhận đăng: 21/04/2017

Tóm tắt:

Nưa konjac (Amorphophallus konjac) là một trong những loài Nưa có giá trị kinh tế được trồng ở nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản... Củ Nưa konjac có chứa glucomannan là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm và thực phẩm chức năng. Ở Việt Nam, loài Nưa konjac được tìm thấy mọc tự nhiên một số tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang... Hàm lượng glucomannan phân tích ở củ Nưa konjac Việt Nam là 44,97% khối lượng khô, gần tương đương với các giống Nưa konjac đang trồng ở Trung Quốc (hàm lượng khoảng 45-55%). Trong bài báo này, các tác giả trình bày kết quả nhân giống in vitro loài Nưa konjac ở Việt Nam để bảo tồn và phục vụ sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chồi đỉnh được khử trùng tốt nhất khi sử dụng dung dịch Javen 60% (NaClO) trong 12 phút, tỷ lệ mẫu sạch in vitro đạt 100%, tỷ lệ mẫu sạch tái sinh đạt 100%, thời gian mẫu nảy chồi là sau 15 ngày nuôi. Công thức môi trường dinh dưỡng thích hợp nhất để tái sinh chồi Nưa konjac in vitro là MS + 2 mg/l BAP + 0,2 mg/l Kinetin + 8 g/l agar + 30 g/l sucrose, trung bình đạt 5,22 chồi/mẫu và chiều cao trung bình của chồi là 3,84 cm, chất lượng chồi tốt. Công thức môi trường ra rễ tốt nhất là 1/2 MS + 8 g/l agar + 14 g/l sucrose + 0,4 mg/l IBA + 1 g/l than hoạt tính, tỷ lệ chồi ra rễ đạt 100%, số rễ trung bình/chồi là 4,98, chiều dài trung bình của rễ đạt 2,67 cm, sau 7 ngày nuôi chồi bắt đầu ra rễ. Giá thể thích hợp nhất cho trồng cây Nưa konjac in vitro là 50% đất + 30% cát + 20% trấu hun, tỷ lệ cây sống cao nhất đạt 94,07% (sau 4 tuần trồng). Cây khỏe mạnh, sinh trưởng và phát triển bình thường.

Từ khóa:

 Amorphophallus konjac, đỉnh sinh trưởng, nhân giống in vitro, tái sinh chồi. 

Chỉ số phân loại:
4.6

In vitro propagation of Amorphophallus konjac species in Vietnam for conservation and production

Van Tien Tran1,2, Van Du Nguyen3, Cong Sy Nguyen3, Van Huan Ha4, Minh Quang Nguyen

1National Academy of Public Administration (NAPA)

2Graduate University of Science and Technology (GUST), Vietnam Academy of Science and Technology (VAST)

3Institute of Ecology and Biological Resources (IEBR)

4Vietnam National University of Forestry (VNUF) 

Received: 13 March 2017; accepted: 21 April 2017

Abstract:

Amorphophallus konjac is a species with high economic values; it is grown in some countries including China, Japan, and so on. Glucomannan in the tuber of A. konjac is a material for food industry and functional food processing. In Vietnam, A. konjac is found naturally growing in Ha Giang and Lao Cai provinces. The content of glucomannan in tubers of Vietnamese A. konjac is 44.97% (dry weight), nearly equal to that of the A. konjac variety in China with 45-55%. In this paper, we present the results of in vitro propagation of A. konjac species in Vietnam for conservation and production. The results showed that the top bud was sterilized effectively by using 60% sodium hypochlorite (NaOCl) in 12 minutes. The pure rate of in vitro samples was 100%, the regenerated rate of clean samples was 100%, and the time for budding was after 15 days. The best nutrient medium for bud regeneration of A. konjac was: MS + 2 mg/l BAP + 0.2 mg/l Kinetin + 8 g/l agar + 30 g/l sucrose, the average number of buds was 5.22 buds per sample, and the average height of bud was 3.84 cm with high quality. The best nutrient medium for rooting was 1/2 MS + 8 g/l agar + 14 g/l sucrose + 0.4 mg/l IBA + 1 g/l activated carbon, with the rooting rate of 100%, the average roots as 4.98 roots/shoot, the average length of roots as 2.67cm, after 7 days of culture. The most appropriate substrate for planting in vitro A. konjac was 50% soil + 30% sand + 20% rice hull ash, which provided the highest survival rates at 94.07%. After 4 weeks of planting, the trees grew and developed normally. 

Keywords:

Amorphophallus konjac, apical meristems, bud regeneration, in vitro propagation. 

Classification number:
4.6
Lượt dowload: 339 Lượt xem: 1062

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)