Chủ nhật, 25/06/2017 00:44
Số 6 năm 201713 - 18Download

Ảnh hưởng của phương thức gieo và mật độ trồng đến chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Diêm mạch (Chenopodium quinoa Willd.) tại Quảng Trị

Trần Thị Hân1*, Trần Bảo Khánh2, Nguyễn Thị Phương Thảo1, Phan Thị Phương Nhi2, Dương Thị Hương Quế2, Phạm Thị Thúy Hoài1, Lê Tuấn Anh

*Tác giả liên hệ: Email: tranhancbc@gmail.com

1Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung
2Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế 

Ngày nhận bài: 20/03/2017; ngày chuyển phản biện: 23/03/2017; ngày nhận phản biện: 24/04/2017; ngày chấp nhận đăng: 10/05/2017

Tóm tắt:

Nghiên cứu được thực hiện tại vùng đất xám bạc màu huyện Cam Lộ và đất cát ven biển huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Thiết kế thí nghiệm 2 nhân tố Split-plot với nhân tố chính là 3 phương thức gieo (G1: Gieo hạt trực tiếp trên luống, G2: Gieo hạt trực tiếp theo 2 hàng trên luống, G3: Gieo hạt ở khu vực riêng và bứng cây con để cấy 2 hàng trên luống) và nhân tố phụ là 3 mật độ trồng (M1: 16 cây/m2, M2: 25 cây/m2 và M3: 30 cây/m2). Kết quả cho thấy, cây Diêm mạch ở mô hình Cam Lộ có khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao hơn mô hình ở huyện Vĩnh Linh. Phương thức gieo và mật độ trồng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây Diêm mạch. Tổ hợp cấy 2 hàng trên luống - mật độ 25 cây/m2 cho giá trị sinh trưởng, phát triển và năng suất tốt nhất trong các công thức thí nghiệm. Tại Cam Lộ, năng suất cá thể đạt 4,60 g/cây, tại Vĩnh Linh đạt 3,83 g/cây.

Từ khóa:

 Diêm mạch, mật độ trồng, phương thức gieo, Quảng Trị, thời gian sinh trưởng. 

Chỉ số phân loại:
4.1

Effects of sowing method and plant density on the growth and yield of Quinoa (Chenopodium quinoa Willd.) in Quang Tri Province

Thi Han Tran1*, Bao Khanh Tran2, Thi Phương Thao Nguyen1, Thi Phuong Nhi Phan2, Thi Huong Que Duong2, Thi Thuy Hoai Pham1, Tuan Anh Le1

1MienTrung Institute for Scientific Research (MISR)

2Hue University of Agriculture and Forestry, Hue University 

Received: 20 March 2017; accepted: 10 May 2017

Abstract:

The field experiment was a split-plot design, the main factor consisted of three sowing methods (G1: Sow, G2: Sowing two rows on each ridge, G3: Transplanting two rows on each ridge) and the sub-factor consisted of three planting densities (M1: 16 plants/m2, M2: 25 plants/m2 and M3: 30 plants/m2). Area of   research models was 300 m2. It was shown that different sowing methods and planting densities affected the vegetative growth and productivity of Quinoa. Transplanting two rows on each ridge - planting density of 25 plants/m2 appeared to be most suitable in terms of growth and productivity. 

Keywords:

 Growth time, planting density, Quang Tri, Quinoa, sowing methods.

Classification number:
4.1
Lượt dowload: 361 Lượt xem: 837

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)