Đặng Văn Sơn1*, Trương Bá Vương1, Nguyễn Thị Mai Hương1, Hoàng Nghĩa Sơn1 Mai Trường1, Nguyễn Hồng Quân2, Lê Minh Dũng2
*Tác giả liên hệ: Email: dvsonitb@yahoo.com.vn
1Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Ngày
Ngày nhận bài: 05/10/2016; ngày chuyển phản biện: 11/10/2016; ngày nhận phản biện: 07/11/2016; ngày chấp nhận đăng: 14/11/2016
Tóm tắt:
Kết quả nghiên cứu đa dạng họ Lan (Orchidaceae) ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đã xác định được 125 loài thuộc 59 chi. Trong đó, tất cả các loài (trừ lan phụ sinh) đều có giá trị làm cảnh, 10 loài làm thuốc và 3 loài là Vân hài (Paphiopedilum callosum), Thạch mộc Việt Nam (Dendrobium blaoense) và Cánh sét (Dendrobium ochraceum) nằm trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Dạng sống của các loài thuộc họ Lan (Orchidaceae) cũng được thống kê, 82 loài Phong lan (Epi); 17 loài Địa lan (Lit); 13 loài vừa Phong lan (Epi) và Thạch lan (Lit); 4 loài lan hoại sinh (Sap); 4 loài vừa Thạch lan (Lit) và Địa lan (Ter); 3 loài vừa Phong lan (Epi), Thạch lan (Lit) và Địa lan (Ter); 1 loài Thạch lan (Lit); 1 loài vừa Phong lan (Epi) và Địa lan (Ter). Đặc biệt, đã ghi nhận được 3 cá thể Vân hài (Paphiopedilum callosum) dạng bạch tạng mọc tự nhiên, đồng thời bổ sung vùng phân bố mới của loài Nhẵn diệp đen đỏ (Liparis atrosanguinea) cho hệ thực vật Việt Nam.