Nguyễn Thị Hương* , Quản Xuân Hữu, Nguyễn Khánh Vân, Đỗ Văn Hương, Vũ Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Lệ Hương
*Tác giả chính: Email: giadinhmun@gmail.com
Phòng thí nghiệm trọng điểm công nghệ tế bào động vật, Viện Chăn nuôi
Ngày nhận bài: 01/06/2015; ngày chuyển phản biện: 12/06/2015; ngày nhận phản biện: 07/07/2015; ngày chấp nhận đăng: 10/07/2015
Tóm tắt:
Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của môi trường nuôi thành thục và môi trường nuôi phôi lên hiệu quả tạo phôi bò in vitro. Nguồn tế bào trứng sử dụng cho các thí nghiệm thu từ bò sống bằng phương pháp siêu âm; trong đó số tế bào trứng loại A, B đạt 7,2 tế bào trứng/buồng trứng. Tỷ lệ tế bào trứng thành thục, tế bào trứng phân chia, phôi dâu, phôi nang và phôi nang thoát màng của tế bào trứng nuôi thành thục in vitro trong môi trường TCM 199 + 10% FCS + 5 μg/ml FSH tương ứng là 89,31; 90,14; 47,65; 23,44 và 3,9%, cao hơn so với tế bào trứng nuôi trong các môi trường TCM 199 + 20% FCS hoặc Ham’s F10 + 10% FCS + 5 μg/ml FSH hoặc Ham’s F10 + 20% FCS (p<0,05). Nuôi thành thục tế bào trứng bò trong môi trường TCM 199 + FCS + 5 μg/ml FSH và nuôi phôi sau thụ tinh trong môi trường SOFaa + 5% FCS cho hiệu quả tạo phôi bò in vitro cao hơn so với nuôi phôi trong môi trường CR1aa + 5% FCS. Mặc dù không có sự khác biệt về tỷ lệ tế bào trứng phân chia khi nuôi trong môi trường SOFaa và CR1aa nhưng tỷ lệ tạo phôi dâu, phôi nang, phôi nang thoát màng trong môi trường SOFaa cao hơn so với môi trường CR1aa (tương ứng là 59,72; 35,42 và 15,27% ở SOFaa và 47,65; 23,44 và 3,9% ở CR1aa). Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sử dụng môi trường nuôi thành thục in vitro TCM 199 + 10% FCS + 5 μg/ ml FSH và môi trường nuôi phôi SOFaa có bổ sung 5% FCS mang lại hiệu quả cao cho quá trình tạo phôi bò in vitro tại Việt Nam.