Thứ sáu, 25/09/2015 00:28
Số 9 năm 201549 - 54Download

Sử dụng chỉ thị phân tử SSRs để phân tích đa dạng di truyền các dòng/giống bưởi thu thập ở các vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam

Nguyễn Phương Thúy1*, Đỗ Thị Ngọc Hà2  , Trần Thị Oanh Yến1  , Đào Thị Bé Bảy

*Tác giả chính: Email: npthuy130583@gmail.com

 

1 Viện Cây ăn quả miền Nam 

2 Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm nghiệp Đông Nam Bộ

Ngày nhận bài: 12/01/2015; ngày chuyển phản biện: 22/01/2015; ngày nhận phản biện: 02/03/2015; ngày chấp nhận đăng: 16/03/2015

Tóm tắt:

Phân tích mối quan hệ di truyền 15 giống/dòng bưởi thu thập ở các vùng khác nhau của Việt Nam bằng chỉ thị phân tử SSR cho thấy, có 18 mồi cho sản phẩm khuếch đại phân đoạn ADN, trong đó có 3 mồi xuất hiện phân đoạn ADN nhưng thể hiện trạng thái đơn hình và 15 mồi còn lại thể hiện trạng thái đa hình (chiếm tỷ lệ 83,33%). Giá trị PIC dao động từ 0,31 đến 0,74 và giá trị PIC trung bình là 0,44. Tỷ lệ các alen dị hợp (H%) của các mẫu phân tích cao, trung bình là 38,46%. Kết quả phân tích đa dạng di truyền theo phương pháp UPGMA dựa vào chỉ số tương đồng giản đơn SM thu được hệ số tương đồng di truyền của 15 giống/dòng bưởi dao động từ 0,46 đến 0,87. Dựa trên giản đồ phân nhóm cho thấy, nếu xét mức độ tương đồng di truyền của 15 giống/dòng bưởi phân tích sẽ chia chúng thành 4 nhóm chính. Kết quả phân tích mối quan hệ di truyền trong nghiên cứu này là cơ sở cho việc lựa chọn các giống/dòng bưởi bố mẹ trong chương trình lai tạo giống.

Từ khóa:

chỉ thị sinh học phân tử SSRs, giống/dòng bưởi, phân tích đa dạng di truyền, sơ đồ phả hệ hình cây.

Chỉ số phân loại:
4.6

ASSESSMENT OF GENETIC DIVERSITY IN PUMMELO (CITRUS MAXIMA (BURM.) MERR.) ACCESSIONS IN VIETNAM BY UTILIZING SIMPLE SEQUENCE REPEAT (SSR) MARKERS

Received: 12 January 2015; accepted: 16 March 2015

Abstract:
Genetic relationships among 15 pummelo (Citrus maxima (Burm.) Merr.) accessions collected from different areas of Vietnam have been investigated by using ADN-based simple sequence repeat (SSR) markers. A total of 18 SSR primers have been individually amplified to allow the differentiation of materials. The polymorphisms (83.33%) were obtained by simple sequence repeats (SSRs). The mean polymorphic information content (PIC) for each of these marker systems has been 0.44, which has suggested that all the marker systems have been effective in determining polymorphisms. The UPGMA dendrogram which has been constructed by using data of tow marker systems has
separated the genotypes into four main clusters. These results have supported that germplasm studies have indicated a considerable
genetic diversity.
Keywords:

citrus maxima (Burm.) Merr, genealogy dendrogram genetic diversity, Pummelo accessions, SSR marker.

Classification number:
4.6
Lượt dowload: 282 Lượt xem: 865

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)