Nguyễn Công Minh1, Nguyễn Văn Hòa2, Phạm Thị Đan Phượng2, Trang Sĩ Trung2*
Tác giả liên hệ:Email:trungts@ntu.edu.vn
1Viện Công nghệ sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang
2Khoa Công nghệ sinh học, Trường Đại học Nha Trang
Ngày nhận bài: 16/06/2016; ngày chuyển phản biện: 24/06/2016; ngày nhận phản biện: 13/07/2016; ngày chấp nhận đăng: 20/07/2016
Tóm tắt:
Nghiên cứu được thực hiện nhằm rút ngắn thời gian và nâng cao chất lượng của chitin thu nhận từ vỏ tôm, đồng thời giúp kiểm soát tốt quá trình gia nhiệt và khử màu trong quá trình tách chiết chitin. Phế liệu vỏ tôm được xử lý qua 3 giai đoạn: (i) khử khoáng với dung dịch HCl 4%, tỷ lệ nguyên liệu/dung dịch acid 1/5 (w/v) ở 50oC trong 10 giờ; (ii) khử protein với dung dịch NaOH 3%, tỷ lệ nguyên liệu/dung dịch 1/5 (w/v) ở 700C trong 12 giờ, (iii) khử màu với dung dịch H2O2 0,5%, tỷ lệ nguyên liệu/dung dịch 1/15 (w/v) ở nhiệt độ phòng trong 12 giờ. Sản phẩm chitin thu được có độ deacetyl thấp (7,2%) với khối lượng phân tử trung bình (1076 kDa), cùng hàm lượng protein (0,73%) và khoáng (0,86%) còn lại rất nhỏ, đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng cho thương mại.