Thứ bảy, 25/02/2017 00:07
Số 2 năm 20178 - 12Download

Nghiên cứu tác nhân gây bệnh thối quả chôm chôm (Nephelium lappaceum L.) sau thu hoạch ở Đồng bằng sông Cửu Long

Thạch Thị Ngọc Yến1, Nguyễn Văn Thành1, Nguyễn Văn Phong2

*Tác giả liên hệ: Tel: 0917476982, Email: thachyen31@gmail.com

 

1Trường Đại học Cần Thơ

 2Viện Cây ăn quả miền Nam

Ngày nhận bài: 20/06/2016; ngày chuyển phản biện: 24/06/2016; ngày nhận phản biện: 18/07/2016; ngày chấp nhận đăng: 26/07/2016

Tóm tắt:

Thối quả là một trong những vấn đề nghiêm trọng gây nên những tổn thất đáng kể sau thu hoạch đối với chôm chôm. Với mục đích hỗ trợ cho việc tìm ra các giải pháp kiểm soát bệnh sau thu hoạch trên chôm chôm một cách hiệu quả, đề tài “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên quả chôm chôm ở Đồng bằng sông Cửu Long” đã được thực hiện. Mục tiêu của nghiên cứu là phân lập, định danh và đánh giá điều kiện môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các chủng nấm được phân lập. Kết quả cho thấy, có 7 chủng nấm được phân lập và định danh gồm: Lasiodiplodiapseudotheobromae, Phomopsis mali, Lasmenia sp., Gliocephalotrichum cylindrosporum, Pestalotiopsis virgatula voucher, Pestalotiopsis clavispora Fusarium verticillioides là tác nhân gây nên bệnh thối quả sau thu hoạch ở chôm chôm, trong đó hai chủng Lasiodiplodia pseudotheobromae, Phomopsis mali là tác nhân gây bệnh nghiêm trọng nhất. Triệu chứng biểu hiện đặc trưng trên quả chôm chôm sau thu hoạch là thối lan mờ và thối đen, có thể nhận dạng và nhìn thấy bằng mắt thường. Nhìn chung, tất cả các chủng nấm này đều phát triển tốt trên 3 môi trường nuôi cấy PDA (potato dextrose agar), PCA (plate count agar) và MEA (malt extract agar) ở khoảng nhiệt độ tối thiểu 25-30oC và pH 6-8. Trong tất cả các nấm được phân lập, chủng Lasiodiplodia pseudotheobromae có khoảng nhiệt độ sinh trưởng rộng (15-350C) và nấm Pestalotiopsis virgatulavoucher có thể phát triển ở nhiệt độ tương đối cao (450C).

Từ khóa:

 chôm chôm, fusarium verticillioides, gliocephalotrichum cylindrosporum, lasiodiplodia pseudotheobromae,pestalotiopsis clavispora, pestalotiopsis virgatulavoucher,phomopsis mali.

Chỉ số phân loại:
4.1

Study on postharvest rot disease causing agents on rambutan (Nephelium lappaceum L.) in the Mekong River Delta

Received: 20 June 2016; accepted: 26 July 2016

Abstract:

Rot disease is one of the most serious issues causing considerable postharvest losses of rambutan. With the aim to support in finding out effective control approaches, an investigation tittled “ Studies on causal agents of postharvest rot diseases on rambutan in Mekong River Delta” was carried out on aspects of isolation, identification, and evaluation of culture conditions on growth and development of the isolated fungi. Results indicated that there were seven fungi recored as agents causing postharvest rot diseases on rambutan, i.e. Lasiodiplodia pseudotheobromae, Phomopsis mali, Lasmenia sp., Gliocephalotrichum cylindrosporum, Pestalotiopsis virgatulavoucher, Pestalotiopsis clavispora and Fusarium verticillioides; and the two strains Lasiodiplodia pseudotheobromae and Phomopsis mali were the most serious pathogens. Two featured symptoms as cloudy and black caused by these fungi could be regconised by naked eyes. All these fungi were grown well on all three cultures of PDA (potato dextrose agar), PCA (potato carrot agar), and MEA (malt extract agar) in optimum ranges of temperature 25-30oC and pH 6-8. Among the examined fungi, Lasiodiplodia pseudotheobromae had a wide growing temperature 15-35oC, and Pestalotiopsis virgatulavoucher could be grown at high temperature (45oC).

 

Keywords:

fusarium verticillioides, gliocephalotrichum cylindrosporum, lasiodiplodia pseudotheobromae, pestalotiopsis clavispora, pestalotiopsis virgatulavoucher, phomopsis mali, rambutan.

 

Classification number:
4.1
Lượt dowload: 310 Lượt xem: 703

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)