Thứ bảy, 25/02/2017 00:24
Số 2 năm 201723 - 26Download

Nghiên cứu ảnh hưởng của cách phối hợp bột lá keo giậu vào khẩu phần ăn đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ giống Lương Phượng

Từ Quang Hiển1, Trần Thị Hoan1, Từ Quang Trung2

*Tác giả liên hệ: Email: tqhien.dhtn@moet.edu.vn

 

1Trường Đại học nông lâm Thái Nguyên

2Trường Đại học sư phạm Thái Nguyên

 

 

Ngày nhận bài: 10/10/2016; ngày chuyển phản biện: 12/10/2016; ngày nhận phản biện: 09/11/2016; ngày chấp nhận đăng: 21/11/2016

Tóm tắt:

Mục đích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của cách thức phối hợp bột lá keo giậu (BLKG) vào khẩu phần ăn đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ bố mẹ giống Lương Phượng. Nghiên cứu được thực hiện với 270 gà mái đẻ, chia làm 3 lô, mỗi lô 90 con (30 x 3 lần nhắc lại), trong 120 ngày, bắt đầu lúc gà 31 tuần tuổi (tuần đẻ 9). Lô đối chứng (ĐC) được cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) không có BLKG, khẩu phần này có mức năng lượng trao đổi (ME) và tỷ lệ protein thô (CP) theo tiêu chuẩn (2.750 kcal ME/ kg và 17% CP). Lô thí nghiệm 1 (TN1) được cho ăn thức ăn theo cách phối hợp thứ 1 (cách 1), đó là thức ăn có chứa 6% BLKG, cân đối mức ME và CP ngang bằng lô ĐC (2.750 kcal và 17% CP). Lô TN2 được cho ăn thức ăn theo cách phối hợp thứ 2 (cách 2), đó là khẩu phần ăn gồm có 6% BLKG và 94% KPCS, không cân đối lại ME và CPtheo KPCS. Kết quả cho thấy: cả 2 cách phối hợp BKLG vào khẩu phần đều có tác động tốt đến gà đẻ bố mẹ, các chỉ tiêu chính (năng suất trứng/mái bình quân, tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp, tiêu tốn thức ăn/gà con loại I) đều sai khác rõ rệt so với lô ĐC. Cách phối hợp thứ nhất có năng suất trứng cao hơn so với cách thứ 2 với sự sai khác rõ rệt. Tuy nhiên, chỉ tiêu quan trọng hàng đầu là tỷ lệ gà con loại I/trứng ấp thì sai khác không có ý nghĩa thống kê. Do đó, trong điều kiện nông hộ có thể phối hợp theo cách thứ 2, vì nó đơn giản, dễ thực hiện.

Từ khóa:

 bột lá keo giậu, cân đối ME và CP, khẩu phần cơ sở.

 

Chỉ số phân loại:
4.2

A study on the effects of L. leucocephala leaf meal supplement ways into the diets of Luong Phuong parent chickens on their egg productivity and qualily

Received: 10 October 2016; accepted: 21 November 2016

Abstract:

The aim of this study is to determine the influences of different supplement ways of the Leucaena leucocephala leaf meal to the diets of Luong Phuong parent chickens on their egg productivity and quality. Total of 270 Luong Phuong laying hens were divided into 3 groups with 90 hens per each group (30x3 replications). The experiment was carried out in 120 days, starting at 31 weeks of age (9 weeks of laying). The control group was fed a basal diet (BD) without L. Leucocephala leaf meal (LLM) and with a metabolic energy (ME) level and the rate of crude protein (CP) based on nutrition standards (2,750 kcal ME/kg and 17% CP). The experimental group 1 (Exp 1) was fed a diet containing 6% L. leucocephala leaf meal and the same ME and CP as the control group (2,750 kcal ME/kg and 17% CP). The experimental group 2 (Exp 2) was given a diet containing 6% L. leucocephala leaf meal and 94% basal diet but without the balanced ME and CP as the control group. The results showed that the both ways of supplementing LLM into the diets had good effects on the laying hens; the main indexes (egg productivity/hen, the newly hatched chick class 1/hatching egg, feed consumption/ chick class 1) were significantly different in comparison with those of the control group. The egg productivity of Exp 1 was higher than that of Exp 2 with a significant difference. However, the most important index, that is newly hatched chick class 1/hatching egg, had no significant difference between the two groups. Nevertheless, in household farming conditions, it is possible to apply the way supplementing the diet with L. leucocephala leaf meal of Exp 2 because it is easy to implement.

 

Keywords:

 balanced ME and CP, basal diet, Leucaena leucocephala leaf meal.

Classification number:
4.2
Lượt dowload: 314 Lượt xem: 772

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)