Thứ sáu, 25/11/2016 00:28
Số 11 năm 201622 - 28Download

Đặc điểm địa tầng và cấu trúc địa chất trũng an Châu và ý nghĩa của chúng trong tìm kiếm, thăm dò dầu khí

Hoàng Văn Long1*, Ngô Thị Kim Chi1 , Trần Thị Oanh2

* Tác giả liên hệ: Email: hoangvanlong@humg.edu.vn

1 Trường Đại học Mỏ - Địa chất

2 Liên đoàn Bản đồ địa chất miền Bắc

Ngày nhận bài: 04/07/2016; ngày chuyển phản biện: 06/07/2016; ngày nhận phản biện: 08/08/2016; ngày chấp nhận đăng: 18/08/2016

Tóm tắt:

Trũng An Châu nằm trọn trong đới cấu trúc Đông Bắc Bộ và là một trong những bể trầm tích trước Kanozoi lớn nhất Việt Nam. Trong nghiên cứu này, tập thể tác giả trình bày một số kết quả nghiên cứu về các điều kiện địa chất, địa tầng có thể hình thành nên một hệ thống dầu khí trong vùng nghiên cứu dựa trên tài liệu khảo sát thực địa kết hợp với việc xử lý tài liệu địa chất và địa vật lý đã thực hiện trước đây. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trũng An Châu có đủ các điều kiện thuận lợi để có thể hình thành một hệ thống dầu khí. Trong đó, tầng đá sinh là các đá trầm tích sét kết, đá phiến sét màu đen, giàu vật chất hữu cơ thuộc hệ tầng Mẫu Sơn và hệ tầng Vân Lãng; trong khi tầng chứa là các tầng cát kết, sạn kết hạt trung bình - thô có độ rỗng và độ thấm tốt tuổi T-K và tầng đá móng carbonat bị nứt nẻ tuổi C-P nằm ở phần sâu của trũng. Tầng chắn bao gồm cả tầng chắn khu vực là các tầng sét kết được hình thành trong môi trường biển nông tuổi T1-2 và tầng chắn địa phương là các tập sét kết hình thành trong các trũng địa hào nội lục tuổi T3 -K. Các cấu tạo triển vọng được tập trung vào hai loại chính đó là tầng đá móng carbonat tuổi C-P bị phá hủy trong các khối nâng địa lũy và các cấu tạo nếp lồi quy mô lớn phát triển trong các đá trầm tích lục nguyên tuổi MZ.

Từ khóa:

cấu tạo triển vọng, đá chắn, đá chứa, đá sinh, trũng An Châu.

Chỉ số phân loại:
1.5

Stratigraphy and geological structure of the An Chau basin and its significance in oil and gas exploration

Received: 4 July 2016; accepted: 18 August 2016

Abstract:

The An Chau Basin is situated in the Northeast structure zone and is one of the largest preCenozoic sedimentary basins in Vietnam. In this study, the authors presents some results of studying geological and stratigraphic conditions for the formation of a petroleum system in the region based on the field observation data together with reinterpretation of geological and geophysical data of the previous studies. The results have shown that the An Chau Basin demonstrates sufficient conditions of a petroleum system. In which, the source rocks are organic matter-rich, black shale and claystone of the Mau Son and Van Lang formations while the reservoir rocks are very coarse - medium grained, highly porous and permeable sandstones of the T-K formation. In addition, the C-P fractured/ kastified carbonate rocks are also considered good reservoir rocks in the deeper area. Two types of cap rock formation have been identified: The regional cap rock is the T1-2 shallow marine shale or claystone that demonstrates a steady thickness and wide development while the T3 -K continental shale and claystone deposited locally in the continental grabens are suggested to be the local cap rock formation. The potential structures include the C-P carbonate basement developed in the horst structures and the large scale anticlines developed in the MZ clastic sedimentary rocks.

Keywords:

An Chau Basin, cap rock, potential structure, reservoir rock, source rock.

Classification number:
1.5
Lượt dowload: 326 Lượt xem: 882

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)