Chủ nhật, 25/08/2019 00:51
Số 8 năm 20191 - 6Download

Nghiên cứu thạch học và sự biến đổi sau trầm tích của đá móng carbonate tuổi Paleozoic ở phía tây bắc bể Sông Hồng

Liêu Kim Phượng1*, Bùi Thị Luận1 , Vũ Thị Tuyền2

*Tác giả liên hệ: Email: lkphuong@hcmus.edu.vn

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 2 Viện Dầu khí Việt Nam

Ngày nhận bài: 12/02/2019; ngày chuyển phản biện: 18/02/2019; ngày nhận phản biện: 22/03/2019; ngày chấp nhận đăng: 28/03/2019

Tóm tắt:

Đá móng carbonate tuổi Paleozoic khu vực tây bắc bể Sông Hồng trong những năm gần đây đã khai thác được dòng dầu có giá trị thương mại. Đây là đối tượng đang được quan tâm của các công ty trong hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Tuy nhiên, đá móng carbonate khu vực này chưa được nghiên cứu chi tiết về đặc tính thạch học và sự biến đổi sau trầm tích. Vì thế, nội dung của bài báo này chủ yếu tập trung phân tích và nghiên cứu chi tiết về thành phần thạch học nhằm xác định tướng đá carbonate cũng như sự biến đổi sau trầm tích. Các tướng đá carbonate ở phía đông bắc vùng nghiên cứu là đá vôi kết tinh, đá vôi packstone, đá vôi wackestone và đá bùn vôi, chúng hiếm khi bị dolomite hoá. Ở phía tây bắc của vùng đa phần là tướng đá vôi kết tinh và đá vôi packstone. Đá vôi trong khu vực bị biến đổi mạnh, tạo thành đá dolomite do ảnh hưởng của hoạt động núi lửa. Khối đá móng carbonate bị nén ép và hoà tan tạo thành kiến trúc kiểu dạng đường khâu và các dạng lỗ rỗng: lỗ rỗng nứt nẻ, lỗ rỗng hoà tan và lỗ rỗng giữa các khoáng dolomite. Trên cơ sở kết quả phân tích thạch học và đối sánh với kết quả phân tích foraminfera cho thấy, đá móng carbonate ở khu vực nghiên cứu được lắng đọng trong môi trường trầm tích biển nông.

Từ khóa:

bể Sông Hồng, biến đổi sau trầm tích, đá carbonate, môi trường trầm tích, tướng thạch học

Petrographic studies and diagenetic evolution of Paleozoic carbonate basement rock in the northwest Song Hong basin

Kim Phuong Lieu1* , Thi Luan Bui1 , Thi Tuyen Vu2

1 University of Science - Vietnam National Univeristy, Ho Chi Minh City 2 Vietnam Petroleum Institute

Received: 12 February 2019; accepted: 28 March 2019

Abstract:

In recent years, commercial oils have been exploited in the Paleozoic carbonate basement rock of the northwest Song Hong basin. This is one of objects that are paid more attention by oil companies in oil exploration and exploitation. However, the carbonate basement rock in the area has not still been studied thoroughly in terms of petrographic characteristics and post-depositional alteration. Hence, the article focuses on revealing the detailed petrographic component to determine the lithofacies and diagenetic evolution. In the northeast of the study area, the carbonate basement rock is composed mainly of crystalline limestone, packstone, wackestone, and mudstone, and they are rarely dolomitized. In the northwest of the study area, the major compositions of rock are crystalline limestone and packstone. These rocks have been strongly dolomitized forming dolostone that interbeds in the carbonate mass due to the influence of volcanic activities. The carbonate basement mass has been experienced squeezing and dissolution, which produces stylolite texture, fractured pores, vuggy pores and pores in dolomite crystals. According to the petrographic analytic results and presence of foraminiferal assemblages, the carbonate basement rock has been accumulated in the shallow depositional environment.

Keywords:

carbonate rock, depositional evironment, diagenesis, lithofacies, Song Hong basin.

Lượt dowload: 514 Lượt xem: 1505

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)