Thứ ba, 25/09/2018 00:44
Số 9 năm 201859 - 64Download

Nghiên cứu chuyển gen mã hóa mannitol 1-phosphate dehydrogenase (mtlD) vào cây ngô

Lưu Hàn Ly1 , Lê Thị Thu Hiền1,2, Nguyễn Xuân Thắng3 , Huỳnh Thị Thu Huệ1,2*

* Tác giả liên hệ: Email: hthue@igr.ac.vn

 

1 Viện Nghiên cứu hệ gen, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

2 Học viện KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

3 Viện Nghiên cứu ngô, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam

Ngày nhận bài: 20/06/2018; ngày chuyển phản biện: 29/06/2018; ngày nhận phản biện: 07/08/2018; ngày chấp nhận đăng: 16/08/2018

Tóm tắt:

Gen mtlD mã hóa mannitol 1-phosphate dehydrogenase ở vi khuẩn đã được nghiên cứu và chuyển vào một vài loại cây trồng. Các cây chuyển gen sinh trưởng nhanh và chịu mặn, hạn tốt hơn nhờ có sự tăng tích lũy mannitol. Với mục tiêu tạo cây ngô mang gen mtlD, các tác giả thực hiện nghiên cứu chuyển gen mtlD vào phôi ngô nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Tỷ lệ phát sinh mô sẹo ở hai đợt chuyển gen lần lượt đạt 17,70 và 13,24%. Trong đó, trung bình khoảng 56% số chồi tái sinh tạo rễ thành cây hoàn chỉnh. Các cây ngô tái sinh sau đó được chăm sóc trong điều kiện đồng ruộng và 44 cây ngô sống sót đến giai đoạn sinh sản. Nghiên cứu đã sử dụng phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu để sàng lọc cây chuyển gen và xác định được 8 cây ngô dương tính với sự có mặt của gen mtlD, đạt tỷ lệ 18,18% so với tổng số cây sống sót.

Từ khóa:

Agrobacterium, chuyển gen, mtlD, ngô.

Chỉ số phân loại:
4.6

Transformation of maize (Zea mays L.) using mannitol 1-phosphate dehydrogenase (mtlD) genes

Han Ly Luu1 , Thi Thu Hien Le1,2, Xuan Thang Nguyen3 , Thi Thu Hue Huynh1,2*

1 Institute of Genome Research, VAST

2 Graduate University of Science and Technology, VAST

3 Maize Research Institute

Received: 20 June 2018; accepted: 16 August 2018

Abstract:

The bacterial mtlD gene which encodes mannitol 1-phosphate dehydrogenase has been characterized and transferred into several crops. Transgenic plants exhibited the good development and drought or salinity tolerances as increased mannitol accumulation. With the aim of producing transgenic maize, the authors conducted this study which transferred mtlD into maize embryos via Agrobacterium tumefaciens. The rate of callus regeneration in two independent transformation experiments were 17.70 and 13.24%, respectively. Meanwhile, the average frequency of root formation was about 56%. The regenerated plantlets were transferred to the field and 44 T0 maize plants survived and reached the reproducing stage. The authors used a PCR assay with the specific primers to determine the presence of the target gene in T0 plants and obtained 8 mtlD-positive plants, accounting for 18.18% of total survival plants.

Keywords:

Agrobacterium, maize, mtlD gene, transformation

Classification number:
4.6
Lượt dowload: 402 Lượt xem: 1388

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)