Vũ Thị Thu Hương1*, Nguyễn Thị Minh2
*Tác giả liên hệ: Email: thuhuongflu@gmail.com.
1 Bộ môn Toán kinh tế, Trường Đại học Thương mại
2 Khoa Toán kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày nhận bài: 29/09/2015; ngày chuyển phản biện: 06/10/2015; ngày nhận phản biện: 10/11/2015; ngày chấp nhận đăng: 27/11/2015
Tóm tắt:
Bài viết sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) để nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu lao động (CDCCLĐ) trong mối liên hệ với tăng trưởng năng suất lao động (NSLĐ) tại Việt Nam. Khác biệt với nhiều nghiên cứu khác ở Việt Nam, các tác giả xem xét đồng thời các tác động “tĩnh” và “động” của CDCCLĐ theo 9 ngành kinh tế. Các kết quả cho thấy, trong giai đoạn 1995-2013, CDCCLĐ đã đóng góp trung bình hàng năm trên 40% vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể tại Việt Nam. Mức đóng góp này của các ngành cũng khác biệt nhau, trong đó dòng lao động dịch chuyển đến các ngành: công nghiệp chế biến; xây dựng; thương nghiệp, khách sạn nhà hàng; tài chính, tín dụng, bất động sản đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế trong cả giai đoạn nghiên cứu.