Nguyễn Văn Khánh*, Đỗ Huyền Trang, Đào Thanh Trường
*Tác giả chính: Email: khanhnv@vnn.vn
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày nhận bài: 02/04/2015; ngày chuyển phản biện: 06/04/2015; ngày nhận phản biện: 05/05/2015; ngày chấp nhận đăng: 08/05/2015
Tóm tắt:
Phát triển vùng hiện đang là một chủ đề nghiên cứu mang tính cấp thiết, thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Những vấn đề thực tế đang đặt ra hiện nay đối với việc phát triển các vùng khác nhau của một quốc gia như chênh lệch trong phát triển, khoảng cách trình độ phát triển và chất lượng dân cư, các vấn đề kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đặc biệt là vai trò chiến lược và trọng yếu của các vùng này về an ninh, chính trị, quốc phòng đã đặt ra thách thức ngày càng tăng đối với chính phủ của các quốc gia trong việc hoạch định kế hoạch, đòi hỏi phải có chiến lược phát triển đồng đều, phát huy được tiềm năng và đẩy mạnh tăng trưởng, phát triển bền vững các vùng khác nhau trên phạm vi quốc gia. Sự ra đời của các tiếp cận và lý thuyết phát triển vùng chính là một tất yếu nhằm cung cấp những cơ sở lý thuyết vững chắc cho quá trình hoạch định chính sách đó. Bài viết điểm lại những lý thuyết phát triển vùng phổ biến cũng như một số kinh nghiệm quốc tế trong phát triển vùng. Việc nghiên cứu các lý thuyết và mô hình phát triển vùng của các quốc gia khác nhau trên thế giới sẽ mang đến nhận thức rõ ràng và sâu sắc hơn về thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với phát triển vùng của Việt Nam.