Thứ hai, 25/03/2019 00:27
Số 3 năm 201922 - 26Download

Giải pháp tích hợp viễn thám và GIS trong giám sát xâm nhập mặn sông Cửu Long

Lê Văn Trung, Trần Thị Vân, Nguyễn Nguyên Vũ*

*Tác giả liên hệ: Email: nnvu2310@gmail.com

 

Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 02/07/2018; ngày chuyển phản biện: 05/07/2018; ngày nhận phản biện: 06/08/2018; ngày chấp nhận đăng: 10/08/2018

Tóm tắt:

Giải pháp truyền thống trong giám sát xâm nhập mặn sông Cửu Long đòi hỏi phải lấy mẫu thực địa, nên tốn nhiều thời gian và kinh phí. Bài báo giới thiệu giải pháp tích hợp ảnh viễn thám và GIS trong giám sát và thành lập bản đồ chuyên đề phân bố độ mặn của nước theo không gian và thời gian. Dữ liệu được sử dụng là ảnh vệ tinh Landsat 8 kết hợp với số liệu quan trắc độ mặn của nước được thu thập từ 11 trạm quan trắc. Kết quả phân tích cho thấy sự tương quan cao giữa giá trị quan trắc độ mặn của nước và giá trị độ sáng pixel của ảnh thành phần chính thứ nhất. Điều này cho phép áp dụng mô hình hồi quy và công cụ phân tích không gian của GIS để phát triển giải pháp giám sát xâm nhập mặn dọc sông Cửu Long. Giải pháp đề xuất cho phép hỗ trợ các địa phương trong việc giám sát, phân tích và phân vùng ảnh hưởng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Từ khóa:

GIS, phân tích không gian, viễn thám, xâm nhập mặn.

Chỉ số phân loại:
1.7

Integrating remote sensing and GIS technology in monitoring salinity intrusion in Mekong River

Van Trung Le, Thi Van Tran, Nguyen Vu Nguyen*

1 Department of Environment and Resources, Ho Chi Minh City University of Technology

Received: 2 July 2018; accepted: 10 August 2018

Abstract:

The traditional method used in monitoring salinity intrusion in Mekong River requires in-situ sampling which is costly and time consuming. This study introduces a remote sensing and GIS technique based solution for monitoring and building the thematic maps of the spatial and temporal distribution of salinity in water. The used data consisted of Landsat 8 images acquired at the same time as the data that were collected at 11 salinity measurement stations. The analysis results showed a significant correlation between the observed salinity data and brightness value of pixel in the first principal component image. The suitable regression equation was developed to realise the salinity intrusion by using Landsat time-series imagery, and the spatial analysis tools in GIS were used in developing maps of areas at risk for salinity intrusion along the Mekong River. The proposed method proved to be effective in monitoring, analysing impacts of salinity intrusion in different regions of the Mekong River Delta. 

Keywords:

GIS, remote sensing, salinity intrusion, spatial analysis.

Classification number:
1.7
Lượt dowload: 462 Lượt xem: 1601

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)