Thứ sáu, 25/01/2019 00:53
Số 1 năm 201921 - 25Download

Đánh giá độc tính của thuốc trừ sâu endosulfan đến sinh trưởng của Daphnia magna

Nguyễn Xuân Tòng1,2, Trần Thị Thu Hương3*

* Tác giả liên hệ: Email: tranthithuhuong@humg.edu.vn; huonghumg@gmail.com

1 Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Trường Đại học Công nghiệp TP Hồ Chí Minh

2 Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3 Khoa Môi trường, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Ngày nhận bài: 15/10/2018; ngày chuyển phản biện: 25/10/2018; ngày nhận phản biện: 26/11/2018; ngày chấp nhận đăng: 30/11/2018

Tóm tắt:

Giáp xác Daphnia magna có nhiều đặc điểm nổi bật như dễ nhận biết và dễ kiểm soát với các chất chứa độc tố, phân bố rộng, sinh sản nhanh bằng hình thức trinh sản trong thời gian ngắn, nên nó được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khoa học như một sinh vật mô hình chuẩn để thử nghiệm độc tính trong môi trường sinh thái thủy sinh. Nghiên cứu này nhằm đánh giá độc tính của thuốc trừ sâu endosulfan lên sinh trưởng của giáp xác D. magna. Thuốc trừ sâu endosulfan là hóa chất bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ, một nhóm chất hữu cơ bền, có khả năng gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây các tác động xấu cho nội tạng và gây nguy hiểm cho con người. Nồng độ endosulfan được lựa chọn trong nghiên cứu này dao động từ 0 (mẫu đối chứng) đến 0,5 µg/l. Sau 48h phơi nhiễm, tỷ lệ chết của D. magna cao nhất đạt 97% ở nồng độ 0,5 µg/l. Giá trị LC50 ghi nhận tại thời điểm 48h là 0,129 µg/l.

Từ khóa:

ảnh hưởng, D. magna, độc tính, endosulfan, tỷ lệ chết.

Chỉ số phân loại:
1.7

The impact of endosulfan pesticide toxicity on the growth of Daphnia magna

Xuan Tong Nguyen 1,2, Thi Thu Huong Tran3*

1 Institute for Environmental Science, Engineering and Management, Industrial University of Ho Chi Minh City

2 Graduate University of Science and Technology, Vietnam Academy of Science and Technology

3 Faculty of Environmental, Ha noi University of Mining and Geology

Received: 15 October 2018; accepted: 30 November 2018

Abstract:

The crustacean D. magna is used in many scientific researches as a model organism for testing the toxicity in the aquatic environment because of its unique features such as easy to identify and easy to control toxic substances, wide distribution, and quick reproduction under the form of parthenogenesis in a short time. This study aims to assess how the toxicity of endosulfan pesticides affects the growth of D. magna. The pesticide endosulfan belongs to the group of organochlorinated pesticides (OCPs), a persistent organic substance group, which is capable of causing endocrine disruption, affecting the nervous system, causing adverse effects on the internal organs, and causing other dangers for human. The endosulfan concentrations which were selected in this research varied from 0 (control) to 0.5 µg/l to study. After a 48h exposure, the highest death rate of the D. magna was 97% at the concentration of 0.5 µg/l. The LC50 value recorded at 48 hours was 0.129 µg/l.

Keywords:

Daphnia magna, effect, endosulfan, mortality rate, toxicity.

Classification number:
1.7
Lượt dowload: 447 Lượt xem: 1528

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)