Thứ sáu, 25/01/2019 00:41
Số 1 năm 201916 - 20Download

Nghiên cứu quá trình phân hủy kỵ khí chất thải chăn nuôi lợn và rác hữu cơ trong sinh hoạt nông thôn để sinh khí mêtan và phân hữu cơ

Đỗ Quang Trung1*, Đoàn Văn Hưởng1 , Bùi Duy Cam1 , Nguyễn Thị Nhâm1 , Nguyễn Quang Minh2 , Chu Xuân Quang3

* Tác giả liên hệ: Email:doquangtrung@hus.edu.vn

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Trường Đại học Hải Phòng

3 Viện Ứng dụng Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Ngày nhận bài: 13/11/2018; ngày chuyển phản biện: 16/11/2018; ngày nhận phản biện: 13/12/2018; ngày chấp nhận đăng: 17/12/2018

Tóm tắt:

Rác thải hữu cơ sinh hoạt được phối trộn vào chất thải chăn nuôi lợn trong một thiết bị phân huỷ kỵ khí theo tỷ lệ xác định. Ba dãy thí nghiệm TN1, TN2, TN3 được thiết lập với tỷ lệ chất thải chăn nuôi lợn:rác thải hữu cơ lần lượt là 100:0; 90:10 và 85:15. Kết quả thu được sau 25 ngày theo dõi cho thấy, hiệu suất loại bỏ CODs đạt 61,77-69,93%, cao hơn so với CODt 53,73-60,30%; thể tích khí sinh ra trong các thí nghiệm lần lượt là 107,31 ml/gCODt trong TN1; 107,24 ml/gCODt trong TN2 và 108,40 ml/gCODt trong TN3. Khí sinh học sau khi xử lý loại bỏ CO2 , hàm lượng khí CH4 tăng từ 64-65% lên 81-90%; hàm lượng khí H2S đáp ứng tiêu chuẩn sử dụng cho đun nấu (1.000 ppm). Sản phẩm thu được từ quá trình ủ bùn sau biogas kết hợp với rác thải hữu cơ có thành phần tương đương với phân hữu cơ vi sinh được quy định trong TCVN7185:2002

Từ khóa:

chất thải chăn nuôi, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ.

Chỉ số phân loại:
1.7

A research into anaerobic digestion of pig farming waste and household organic waste in rural areas to produce methane and organic fertilizer

Quang Trung Do1*, Van Huong Doan1 , Duy Cam Bui1 , Thi Nham Nguyen1 , Quang Minh Nguyen2 , Xuan Quang Chu3

1 University of Science, Vietnam National University, Hanoi

2 Haiphong University

3 National Center for Technological Progress, Ministry of Science and Technology

Received: 13 November 2018; accepted: 17 December 2018

Abstract:

Household organic waste was mixed with pig farming waste in anaerobic digestion equipment at a specified rate. Three experimental series TN1, TN2, and TN3 were established with the ratio of pig farming waste:household organic waste 100:0, 90:10, and 85:15, respectively. The results obtained after 25 days of follow-up showed that the efficiency of COD removal was from 61.77 to 69.93%, higher than COD removal from 53.73 to 60.30%; the volume of gas generated in the experiment was respectively 107.31 ml/gCODt in TN1, 107.24 ml/gCODt in TN2 and 108.40 ml/gCODt in TN3. Biogas after the treatment of eliminating CO2 , CH4 content increased from 64-65% to 81-90%; H2S content met the standard for cooking (1,000 ppm). The products obtained from the post-biogas composting combined with household organic waste had the same composition as the microorganic organic fertilizer as specified in TCVN7185:2002.

Keywords:

livestock waste, organic fertilizer, organic waste.

Classification number:
1.7
Lượt dowload: 515 Lượt xem: 1486

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)