Thứ tư, 25/12/2019 00:51
Số 12 năm 20195 - 8Download

Đánh giá hiệu quả giảm đau bằng phương pháp nhĩ châm ở các huyệt tử cung, nội tiết, giao cảm, gan, bụng trên bệnh nhân đau bụng kinh

Ngô Thị Hiếu Hằng*, Bùi Phạm Minh Mẫn, Trịnh Thị Diệu Thường

*Tác giả liên hệ: Email: hieuhangngo992@gmail.com

Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh

Ngày nhận bài: 18/07/2019; ngày chuyển phản biện: 22/07/2019; ngày nhận phản biện: 26/08/2019; ngày chấp nhận đăng: 05/09/2019

Tóm tắt:

Thống kinh (đau bụng kinh - ĐBK) là triệu chứng phụ khoa phổ biến nhất ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, làm cho chất lượng cuộc sống trong những ngày hành kinh bị ảnh hưởng đáng kể. Hiện nay, thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) là nhóm thuốc hàng đầu trong điều trị ĐBK. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu dài NSAID luôn đi cùng nhiều tác dụng phụ và tỷ lệ thất bại cao. Vì vậy, việc sử dụng những trị liệu không dùng thuốc trong điều trị ĐBK ngày càng được chú trọng, trong đó nổi lên vai trò ngày càng lớn của châm cứu. Mặc dù nhĩ châm đã và đang được ứng dụng trong nhiều bệnh lý, nhưng vai trò của liệu pháp này trong điều trị ĐBK vẫn chưa được đánh giá rõ ràng. Nghiên cứu này tiến hành so sánh sự thay đổi của thang điểm VAS (visual analog scale) và thời gian ĐBK trước và sau khi nhĩ châm ở sinh viên nữ bị ĐBK. Tiến hành nhĩ châm 42 sinh viên nữ bị ĐBK trong vòng 4 ngày trong 1 chu kỳ gồm 2 ngày trước và 2 ngày sau khi hành kinh, so sánh sự thay đổi mức độ ĐBK qua thang điểm VAS và tổng thời gian ĐBK trước và sau khi nhĩ châm. Sau 4 ngày can thiệp nhĩ châm cho thấy, điểm VAS trung bình và tổng thời gian ĐBK trung bình trước và sau khi can thiệp nhĩ châm lần lượt là 6,79±1,07, 4,52±2,37 (điểm); 24,55±17,86, 13,19±14,38 (giờ). Sự giảm của điểm VAS và tổng thời gian ĐBK có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Như vậy, sử dụng phương pháp nhĩ châm trong điều trị ĐBK giúp cải thiện mức độ và thời gian đau bụng ở những sinh viên nữ bị ĐBK.

Từ khóa:

đau bụng kinh, nhĩ châm, sinh viên nữ, thang điểm VAS

Chỉ số phân loại:
3.2

Auricular acupuncture on uterus, endocrine, sympathetic, liver, abdominal acupoints for pain relief in patients with dysmenorrhea

Thi Hieu Hang Ngo*, Pham Minh Man Bui, Thi Dieu Thuong Trinh

Faculty of Traditional Medicine, University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh city

Received: 18 July 2019; accepted: 5 September 2019

Abstract:

Dysmenorrhea is a common problem among menstruating women. It may cause physical distress, affect physical activity and quality of life. Nowadays, non-steroidal anti-inflammatory drug (NSAID) remains as a core treatment for dysmenorrhea. However, using NSAID for a long period of time involves many concerned side effects and a high failure rate. Therefore, non-drug treatment for dysmenorrhea including auricular acupuncture gains a lot of attention over time. Despite being a favoured therapy for many diseases, the role of auricular acupuncture in treatment of dysmenorrhea has not yet well investigated. This study was conducted to observe the improvement of period pain with VAS score and dysmenorrhea duration before and after applying auricular acupuncture. In a case series report, the authors applied auricular acupuncture on 42 female students with dysmenorrhea who were recruited and assigned to the experimental group. The experimental group received auricular acupuncture for 4 days (2 days before menstrual period, and 2 days after menstrual period). The improvement of period pain with VAS score and dysmenorrhea duration were observed.

After 4 days of treatment, the average VAS score decreased from 6.79±1.07 to 4.52±2.37, and the dysmenorrhea duration decreased from 24.55±17.86 hours to 13.19±14.38 hours. These results confirmed the improvement during treatment (p<0.05).
In conclusion, auricular acupuncture could reduce the level and duration dysmenorrhea for menstruating female students.

 

Keywords:

auricular acupuncture, dysmenorrhea, female students, VAS score

Classification number:
3.2
Lượt dowload: 537 Lượt xem: 1916

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)