Thứ sáu, 25/10/2019 00:05
Khảo cổ học hang động núi lửa: Một loại hình di sản độc đáo ở Việt Nam (trường hợp hang C6-1 Krông Nô)
Ngày nhận bài: 05/08/2019; ngày chuyển phản biện: 09/08/2019; ngày nhận phản biện: 24/09/2019; ngày chấp nhận đăng: 26/09/2019
Tóm tắt:
Bài báo giới thiệu một loại hình di tích danh thắng của Tây Nguyên được hình thành do hoạt động núi lửa cách đây vài chục triệu năm, trong đó có các hang động núi lửa ở cao nguyên Đắk Nông. Các hang động này bảo lưu giá trị di sản kép, vừa là danh thắng hang động, vừa là nơi bảo tồn tốt nhất các di tồn mà tổ tiên để lại. Trong khi tất cả các dấu tích hữu cơ của thời tiền sử như di cốt người và động vật, các loại quả hạt ở vùng đất đỏ Tây Nguyên đều bị tiêu hủy hết, thì chúng lại được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong lòng hang núi lửa. Kết quả khai quật các hang này đã cho phép các nhà khảo cổ học phác thảo bức tranh toàn cảnh về lịch sử văn hóa của các cộng đồng cư dân tiền sử Tây Nguyên trong bối cảnh rộng hơn. Đây cũng là cơ sở để bảo vệ, trưng bày và phát huy giá trị di sản kép của loại hình hang động núi lửa trong chiến lược phát triển du lịch văn hóa ở Tây Nguyên.
Từ khóa:
bảo tồn, di sản kép, hang động núi lửa, khảo cổ hang động.
Archaeology of volcanic caves: A unique type of heritage in Vietnam (in the case of C6-1 Krong No cave)
Vietnam Archeology Association
Received: 5 August 2019; accepted: 26 September 2019
Abstract:
The paper introduces a type of landscape and sightseeing sites in the Central Highlands, which were formed as a result of the volcanic eruptions some tens of million years ago, including the volcanic caves in Đak Nong plateau. These caves preserve double values of heritage, which serve as both landscape and sightseeing sites and the best places for preserving the ancestors’ remains. While the prehistorical organic traces such as human and animal bones, and the nuts/seeds in the red soil area of the Central Highlands have been all destroyed, they are preserved almost intactly in the heart of the volcanic caves. The results of the excavations at the caves enable the archaeologists to sketch an overall picture of the cultural history of the prehistorical communities in the Central Highlands in a broader context. This also serves as a base for conservation, display and strengthening of the double heritage values of the vocanioc caves in the strategy for development of cultural tourism in the Central Highlands.
Keywords:
archaeological cave, conservation, double heritage, vocanic caves.
Classification number:
5.9