Thứ tư, 25/02/2015 00:46
Số 2 năm 201519 - 23Download

Kết quả bước đầu làm giảm thể tích phổi bằng van phế quản điều trị khí thũng nặng

Đồng Khắc Hưng1, Tạ Bá Thắng2, Nguyễn Huy Lực2, Đỗ Quyết1, Đào Ngọc Bằng2, Mai Xuân Khẩn2, Nguyễn Lam2

 

 

1 Học viện Quân y

2Bệnh viện Quân y 103

 

Ngày nhận bài: 01/01/0001; ngày chuyển phản biện: 01/01/0001; ngày nhận phản biện: 01/01/0001; ngày chấp nhận đăng: 01/01/0001

Tóm tắt:

Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả bước đầu làm giảm thể tích phổi điều trị khí thũng phổi nặng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) bằng phương pháp đặt van phế quản một chiều qua nội soi phế quản ống mềm. Nghiên cứu tiến hành trên 20 bệnh nhân BPTNMT giai đoạn ổn định có khí thũng phổi nặng khu trú. Toàn bộ bệnh nhân được chụp CT ngực, đo FEV1, RV, TLC, Raw và khí máu động mạch trước và sau khi đặt van. Van 1 chiều loại Zephyr được đặt vào phế quản thùy hoặc phân thùy qua nội soi phế quản ống mềm. Kết quả: test đi bộ 6 phút sau đặt van 1 tháng tăng lên so với trước khi đặt van (trước đặt van: 305,6±53,29m, sau đặt van: 339,4±59,91m). Chỉ số CAT giảm rõ rệt so với trước điều trị (trước điều trị: 22,86±1,34, sau điều trị: 20,89±2,12); FVC trung bình sau 3 tháng là 70,07± 30,29%, tăng rõ rệt với trước điều trị (60,06±8,17%). Raw trung bình sau 1 tháng là 654,1±347,8%, giảm rõ rệt so với trước điều trị (714±320,79%). Tỷ lệ biến chứng sau đặt van là 70%, trong đó bùng phát đợt cấp là 20%, sốt 10%, nhưng không có biến chứng nặng. Kết luận: phương pháp đặt van phế quản một chiều qua nội soi phế quản ống mềm làm giảm thể tích phổi có hiệu quả, cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống, chức năng phổi của bệnh nhân khí thũng phổi và là kỹ thuật an toàn.

Từ khóa:

BPTNMT, nội soi phế quản giảm thể tích phổi, van nội phế quản một chiều.

Chỉ số phân loại:
3.2

INITIAL RESULTS OF LUNG VOLUME REDUCTION BY BRONCHIAL VALVE FOR TREATING SERIOUS EMPHYSEMA

Received: 1 January 1; accepted: 1 January 1

Abstract:
The study’s objective is to assess the initial results of lung volume reduction by bronchial valve for treating serious emphysema. The study has been conducted on 20 patients with seriously localized emphysema. All the patients have been at the stable stage of chronic obstructive pulmonary disease (COPD). The patients received chest CT, pulmonary function measurements. The lung function parameters (FEV1, RV, TLC, Raw) and arterial blood gases have been measured before and after insertion of the valve (after 1 week, 1 month and 3 months). One-way valve called Zephyr has been placed into lobe or segment lobe bronchus via flexible bronchoscopy. Results: the 6-minute walk test at the moment of one month after insertion of the valve has increased significantly (339.4±59.91 m compared to 305.6±53.29 m). CAT index after one month of insertion has reduced remarkably (20.89±2.12 compared to 22.86±1.34); the average of FVC after 3 months has increased markedly (70.07±30.29% compared to 60.06±8.17%). The average of raw after one month has significantly reduced (654.1±347.8% compared to 714±320.79%). The rate of complications after placing valve has been 70% including broke out exacerbation (20%) and fever (10%), but no serious complication. Conclusions: the lung volume reduction by placing bronchial valve for treatment of serious emphyssema has improved the quality of patient life that has revealed in improving well the index 6-minute walk test and lung function (CAT index, FEC, Raw). The technique has been carried out safely.
 
Keywords:
 chronic obstructive pulmonary disease, lung volume reduction, one-way valve.
Classification number:
3.2
Lượt dowload: 313 Lượt xem: 736

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)