Thứ tư, 25/02/2015 00:31
Số 2 năm 20151 - 7Download

Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim

Nguyễn Lân Việt1, Đỗ Doãn Lợi1, Nguyễn Thị Bạch Yến1, Phạm Mạnh Hùng1, Lý Tuấn Khải2,Nguyễn Quốc Anh1, Nguyễn Ngọc Quang1, Đinh Huỳnh Linh1, Phan Tuấn Đạt1, Trần Bá Hiếu1

 

 

 

1 Viện Tim mạch Việt Nam

2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Ngày nhận bài: 01/01/0001; ngày chuyển phản biện: 01/01/0001; ngày nhận phản biện: 01/01/0001; ngày chấp nhận đăng: 01/01/0001

Tóm tắt:

Ngày nay, mặc dù đã có những tiến bộ mới trong điều trị nhồi máu cơ tim (NMCT), nhưng vẫn có khoảng 10-15% số bệnh nhân (BN) NMCT cấp dù được điều trị, can thiệp động mạch vành (ĐMV) tích cực vẫn bị suy thất trái nặng. Điều trị tế bào gốc đang là một sự lựa chọn có hiệu quả cho những BN này. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả điều trị suy tim trên lâm sàng, cận lâm sàng, chức năng thất trái ở BN suy tim sau NMCT được cấy ghép tế bào gốc tủy xương tự thân. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1.2011 đến tháng 6.2014, tại Viện Tim mạch Việt Nam, trên 100 BN bị suy tim sau NMCT, được tái tưới máu ĐMV thành công bằng can thiệp qua da trong vòng 5 ngày đầu, chức năng tâm thu thất trái giảm (EF Simpson trên siêu âm tim hoặc cộng hưởng từ tim < 50%) được chia làm 2 nhóm: nhóm được cấy ghép tế bào gốc tự thân tuỷ xương (n=50) và nhóm chứng (n=50). Đây là một nghiên cứu tiến cứu, can thiệp có đối chứng, theo dõi trong vòng 12 tháng theo quy trình. Kết quả cho thấy, thành công về mặt kỹ thuật là 100% (50/50 BN). Sau 12 tháng theo dõi, khi cộng gộp các biến cố: tử vong, tái NMCT, tái can thiệp ĐMV và tái nhập viện do suy tim ở nhóm BN được cấy ghép tế bào gốc tự thân (12%) thấp hơn nhóm chứng (26%) một cách có ý nghĩa thống kê (p=0,041). Tại thời điểm sau 12 tháng, có sự cải thiện một cách có ý nghĩa thống kê phân độ NYHA (phân độ chức năng của suy tim theo Hội Tim New York) trên lâm sàng và pro-BNP ở cả 2 nhóm BN. Trong đó, ở nhóm được cấy ghép tế bào gốc tự thân có sự cải thiện phân độ NYHA nhiều hơn so với nhóm chứng (p=0,006). Tại thời điểm sau 12 tháng, có sự cải thiện chức năng thất trái qua đánh giá bằng siêu âm tim (từ 36,19±9,3 thành 43,83±4,01), chụp buồng thất trái (từ 36,89±11,72 thành 43,97±4,74) và cộng hưởng từ tim (từ 35,89±11,74 thành 44,32±4,39) ở nhóm BN được cấy ghép tế bào gốc tự thân (p<0,05). Ngược lại, ở nhóm chứng, sự cải thiện không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Sự cải thiện chức năng thất trái ở nhóm tế bào gốc nhiều hơn nhóm chứng một cách có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết luận: phương pháp tách chiết, vận chuyển, bảo quản và cấy ghép tế bào gốc tự thân từ tủy xương trong điều trị suy tim sau NMCT là khả thi, an toàn và có hiệu quả.

Từ khóa:

nhồi máu cơ tim, suy tim, tế bào gốc tủy xương.

 

Chỉ số phân loại:
3.2

BONE MARROW-DERIVED STEM CELL THERAPY IN HEART FAILURE PATIENTS AFTER ACUTE MYOCARDIAL INFARCTION

Received: 1 January 1; accepted: 1 January 1

Abstract:
Despite continuous advancements in treating acute myocardial infarction (AMI), the incidence of heart failure after AMI is still around 10-15%. Intracoronary infusion of bone marrow-derived stem/progenitor cells (BMC) has emerged as a novel approach toregenerate injured cardiac myocytes. The study objective is to evaluate the short- term effectiveness of BMC therapy in acute phase after AMI on global left ventricular (LV) function. The study was conducted  from January 2011 to June 2014, in Vietnam Heart Institute on 100 acute AMI patients who had primary percutaneous coronary intervention (PCI) and were screened by echocardiography during first 5 days after primary PCI. Patients with LV function (measured by the Simpson method on echocardiography or magnetic resonance imaging (MRI)) less than 50% were recruited to either the control group (n=50) or the BMC group (n=50). Patients were monitored for 12 months. The results showed that, after 12 months, the incidence of the prespecified combined clinical end point of death, recurrence of myocardial infarction, and coronary revascularization, rehospitalization for heart failure was significantly lower in the BMC group (12%) than in the control group (26%) - p=0.041. The improvement in NYHA classification and pro-BNP was statistically significant in both the groups (p<0.05). The absolute improvement in LVEF was significantly greater in the BMC group than in the control group (p<0.05). In conclusion, intracoronary infusion of bone marrow- derived stem cells is feasible and effective in treating patients with heart failure after acute myocardial infarction.
Keywords:
bone marrow-derived stem cell, heart failure, myocardial infarction.
Classification number:
3.2
Lượt dowload: 324 Lượt xem: 765

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)