Thứ năm, 25/05/2017 00:23
Số 5 năm 201754 - 58Download

Nghiên cứu tái sử dụng bã thải dong riềng để nuôi trồng nấm sò trắng (Pleurotus florida)

Nguyễn Như Ngọc1,2*, Nguyễn Văn Cách2, Lê Thị Lan2, Trần Liên Hà

*Tác giả liên hệ: Tel: 0976244750: Email: ngocbichbiotech@gmail.com

1Viện Công nghệ sinh học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp
2Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
 

Ngày nhận bài: 02/03/2017; ngày chuyển phản biện: 06/03/2017; ngày nhận phản biện: 03/04/2017; ngày chấp nhận đăng: 12/04/2017

Tóm tắt:

Ở Việt Nam, các làng nghề chế biến tinh bột dong riềng và miến dong đang ngày càng phát triển với nhiều mặt tích cực, góp phần đổi mới bộ mặt kinh tế làng nghề. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của chuỗi hoạt động này là vấn nạn ô nhiễm môi trường. Một trong những tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm là do lượng bã thải sau quá trình sản xuất quá lớn (85-90% trọng lượng củ), chưa được xử lý thích hợp mà chủ yếu được xả luôn theo nước thải ra sông, suối hoặc đánh đống ở cạnh nơi ở. Bã thải dong riềng chứa hàm lượng nước lớn và giàu hợp chất hữu cơ như hemicellulose, tinh bột, celluolose, protein, khoáng… khi bị vi sinh vật phân hủy bốc mùi hôi thối, làm ô nhiễm môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm. Nhận thấy bã thải dong riềng là nguồn cơ chất giàu dinh dưỡng, có thể tái sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế gia tăng cho người dân làng nghề, đồng thời đạt mục đích lớn hơn là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhóm nghiên cứu đã sử dụng bã thải dong riềng làm nguồn cơ chất để nuôi trồng nấm sò trắng Pleurotus florida. Kết quả cho thấy, hoàn toàn có thể sử dụng bã thải dong riềng làm nguồn cơ chất để nuôi trồng nấm sò trắng cho hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nấm sò trắng trên bã dong riềng cho thấy, khi sử dụng bã dong riềng khô xử lý với nước vôi nồng độ 1%, bổ sung 5% cám gạo và 1% CaCO3, hệ sợi nấm phát triển sau 25 ngày kín bịch nguyên liệu và năng suất thu quả thể đạt 49,52%.

Từ khóa:

Bã thải dong riềng, làng nghề, nấm sò trắng, ô nhiễm môi trường. 

Chỉ số phân loại:
2.7

A study into reusing Canna edulis Ker. by-products to cultivate Pleurotus florida mushrooms

Nhu Ngoc Nguyen1,2*, Van Cach Nguyen2, Thi Lan Le2, Lien Ha Tran

1College of Forestry Biotechnology, Vietnam National Forestry of University
2School of Biotechnology and Food Technology, Hanoi University of Science and Technology
 

Received: 2 March 2017; accepted: 12 April 2017

Abstract:

In Vietnam, Canna edulis Ker. processing craft villages are growing with positive aspects and bring the economic prosperity for local people. However, the negative aspect is the serious pollution from a mass of by-products without any treatment. Canna edulis Ker. by-products contain a large water content and are rich in organic compounds such as hemicellulose, starch, cellulose, protein, and minerals that are easily decomposed by microorganisms, causing bad odors and polluting the  environment. With the statement that the by-products after being processed for starch of Canna edulis Ker. is a high nutrient source, they may be used in many purposes to bring additional economic values to the local people while the larger purpose is the environmental pollution treatment. In this study, we used Canna edulis Ker. by-products as primary carbon sources to cultivate Pleurotus florida mushrooms. The results showed that the Pleurotus florida mushrooms absolutely cultivated on Canna edulis Ker. by-products provided a high productivity which reached 36.06% higher than that cultivated on others materials (rice straw, cotton). A study on the factors affecting the mushroom yield on this source showed that pretreating of the dry subtrate with 1% Ca(OH)2, supplemented with 5% rice bran and 1% CaCO3 powder could improve the growth of mycelia and help the yield of fruit body reach 49.52%.

Keywords:

 Craft village, environmental pollution, Pleurotus florida, waste residue of Canna edulis. 

Classification number:
2.7
Lượt dowload: 396 Lượt xem: 1079

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)