Thứ hai, 25/11/2019 00:00
Số 11 năm 201974 - 79Download

Nghiên cứu sử dụng vật liệu sinh học trong tái tạo thảm thực vật trên đất dốc

Nguyễn Thị Minh1*, Nguyễn Thị Khánh Huyền1 , Dương Khôi Khoa2

1 Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

2 Trung tâm Điều tra và Quy hoạch đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai

Ngày nhận bài: 11/07/2019; ngày chuyển phản biện: 16/07/2019; ngày nhận phản biện: 19/08/2019; ngày chấp nhận đăng: 23/08/2019

Tóm tắt:

Sử dụng vật liệu sinh học (VLSH) có chứa hai chủng nấm rễ có khả năng sinh trưởng phát triển nhanh là Gigaspora sp6 và Dentiscutata nigra tích hợp với màng che phủ bằng polyester trong tái tạo thảm thực vật (TTV) trên đất dốc đã được chứng minh hiệu quả qua các thí nghiệm kiểm chứng trên nền đất Feralit có độ dốc 150 . Sau 3 tuần theo dõi tỷ lệ mọc của cây giống nhận thấy, ở công thức thí nghiệm (CT2) xuất hiện các cây con mọc xuyên qua màng, trong khi ở CT1 (đối chứng) không sử dụng màng che phủ thì gần như cây con không xuất hiện. Với lớp giữ ẩm bao gồm các vật liệu hữu cơ ở giữa, đồng thời có cấu trúc lưới bên ngoài, màng che phủ đã tạo điều kiện tốt về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng cho sự phát triển của cây con. Đặc điểm này của màng che phủ sẽ tạo điều kiện cho VLSH phát huy hiệu quả tối đa khi tái tạo TTV. VLSH tích hợp với màng che phủ đã cho hiệu quả tích cực đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, chiều cao cây đậu mèo ở CT2 - có sử dụng VLSH gấp 2 đến 4 lần so với đối chứng tại các thời điểm quan sát. Chỉ số diện tích lá (LAI) ở tuần 2 của công thức thí nghiệm cao gấp 3,67 lần so với công thức đối chứng. Quy trình sử dụng VLSH tích hợp với màng che phủ được xây dựng đơn giản và dễ dàng áp dụng, bao gồm 3 bước chính: (i) Kiểm tra chất lượng VLSH - đảm bảo cho sự sinh trưởng tốt nhất của cây và nấm rễ; (ii) Bổ sung hạt giống (nếu có) - hạt giống phải có khả năng nảy mầm tốt và thời gian nảy mầm ngắn; (iii) Tích hợp màng che phủ - có tác dụng giữ ẩm và hạn chế xói mòn, rửa trôi

Từ khóa:

đất dốc, màng che phủ, nấm rễ nội cộng sinh, tái tạo thảm thực vật, vật liệu sinh học

Chỉ số phân loại:
4.1

Research on using biological material for revegetation on slope land

Thi Minh Nguyen1*, Thi Khanh Huyen Nguyen1 , Khoi Khoa Duong2

1 Vietnam National University of Agriculture

2 General Department of Land Administration

Received: 11 July 2019; accepted: 23 August 2019

Abstract:

The efficacy of using biological materials containing two Arbuscular mycorrhizae strains, Gigaspora sp6 and Dentiscutata nigra, integrated with polyester-covered membrane in revegetation on slope land has been proven ferralitic soils with a slope of 15o . After 3 weeks of monitoring the growth rate of seedlings, it was seen that the seedlings appeared through the membrane in the treatment formula (CT2) while the seedlings were not appearing in the CT1 formula (control) without using the membrane covering. With a moisturising layer consisting of organic materials in the middle and an external mesh structure, the membrane covering created good conditions of moisture, temperature and light for the development of the seedlings. This feature of the covering membrane would facilitate biological materials to maximise the efficiency of revegetation. Biomassintegrated biological materials had a positive effect on plant growth and development; the height of Mucuna pruriens in CT2 was about 2 to 4 times higher as compared with the control at the time of observation. The leaf area index (LAI) at week 2 of the experimental formula was 3.67 times higher than the control. The process of using biological materials integrated with covering membrane is simple and easy to apply, including 3 main steps as follows (i) Checking the quality of biological materials - ensuring the best growth of plants and Arbuscular mycorrhizae; (ii) Adding seeds (if any) - seeds must have good germination and short germination time; (iii) Integrating the covering membrane - which has the effect of moisturising and limiting erosion and leaching

Keywords:

Arbuscular mycorhizae, biological materials, covering membrane, revegetation, slope land

Classification number:
4.1
Lượt dowload: 561 Lượt xem: 1532

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)