Thứ sáu, 28/02/2020 09:50
Số 2 năm 202029 - 34Download

Đánh giá khả năng đối kháng của một số giống lúa (Oryza sativa L.) với 3 loại cây cỏ gây hại chính trong ruộng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nguyễn Thị Cẩm Tú1, Nguyễn Thị Thùy Trang 2, Lê Văn Vàng1, Hồ Lệ Thi3*

*Tác giả liên hệ: Email: thihl.clrri@mard.gov.vn

1Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ
2Trạm Trồng trọt và bảo vệ thực vật huyện Thới Lai, TP Cần Thơ
3Phòng thí nghiệm trung tâm, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long
 

Ngày nhận bài: 01/01/0001; ngày chuyển phản biện: 01/01/0001; ngày nhận phản biện: 01/01/0001; ngày chấp nhận đăng: 01/01/0001

Tóm tắt:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng đối kháng trực tiếp của các giống lúa OM (4498, 3536, 5930, 2395, 6976, 7347, 5451 và N406) với cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cải bẹ xanh và cải xoong trong điều kiện phòng thí nghiệm. 10 hạt lúa nứt nanh được đặt cho nảy mầm trên đĩa petri trong 48 giờ. Sau đó, 10 hạt cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng, cỏ chác, cải bẹ xanh hoặc cải xoong đã ngâm ủ vừa nứt nanh được đưa vào trồng chung xen kẽ với cây lúa mầm trong buồng nuôi cây (25°C, 80-100 μE m-2 s-1) có điều chỉnh 12 giờ sáng tối xen kẽ trong 48 giờ tiếp theo. Phần trăm ức chế chiều dài thân và rễ của các loại cây thử nghiệm khi trồng chung với các giống lúa khác nhau được ghi nhận. Kết quả cho thấy, các giống lúa OM nêu trên đều cho hiệu quả ức chế đối với sự sinh trưởng của các loại cây thử nghiệm ở các mức độ khác nhau. Trong đó, giống OM 5930 ức chế trung bình cao nhất (47,0%) đối với chiều dài thân và rễ của các loại cây thử nghiệm so với các giống lúa còn lại. Cụ thể là cỏ lồng vực nước (28,9 và 40,4%), cỏ đuôi phụng (47,1 và 48,7%), cỏ chác (49,8 và 57,5%), cải bẹ xanh (45,0 và 46,6%), cải xoong (44,8 và 58,3%). Kết quả đã chỉ ra là tất cả các giống lúa thử nghiệm đều ít nhiều có chứa chất đối kháng thực vật, những chất này đã rỉ ra từ rễ cây lúa và gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của hạt mầm các loài cây thử nghiệm bao gồm cỏ lồng vực nước, cỏ đuôi phụng và cỏ chác. Việc nghiên cứu ứng dụng các giống lúa này trong chương trình phòng trừ sinh học các loài cỏ dại trên thông qua hiện tượng đối kháng cỏ trong cây lúa là rất khả thi và hứa hẹn nhiều thành công trong tương lai.

Từ khóa:

cải bẹ xanh (Brassica juncea), cải xoong (Lepidium sativum), cỏ chác (Fimbristylis miliacea L.), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis L.), cỏ lồng vực nước (Echinochloa crus-galli (L.) Beauv), đối kháng trực tiếp, lúa (Oryza sativa L.)

Evaluation of direct resistance of some rice (Oryza sativa L.) genotypes to three main invasive weeds in rice production at the Mekong River Delta

Thi Cam Tu Nguyen1, Thi Thuy Trang Nguyen2, Van Vang Le1, Le Thi Ho3*

*Email: thihl.clrri@mard.gov.vn

1Faculty of Agriculture, Can Tho University
2Cultivation and Plant Protection Station. Thoi Lai district, Can Tho city
3Central Laboratory, Cuu Long Delta Rice Research Institute
 

Received: 1 January 1; accepted: 1 January 1

Abstract:

The experiment was carried out to determine the direct antagonistic ability (donor - receiver bioassay) of OM rice varieties (4498, 3536, 5930, 2395, 6976, 7347, 5451, and N406) on the growth of barnyardgrass, red sprangletop, grasslike fimbry, mustard green, and watercress in laboratory conditions. Ten germinated rice seeds were placed on petri dishes for 48 hours. After that, 10 just-germinated seeds of barnyardgrass, red sprangletop, grasslike fimbry, mustard green, and watercress were put into intercropping with the rice seedlings in the breeding chamber (25°C, 80-100 μE m-2 s-1) for 12 hours of photosynthesis in the next 48 hours. The inhibition percentage on the shoot and root length of the tested plants when grown together with different rice varieties were recorded. The results showed that OM rice varieties (4498, 3536, 5930, 2395, 6976, 7347, 5451, and N406) addressed the inhibitory effect on the growth of tested plants at different levels. In particular, OM 5930 caused the inhibition at the highest average (47.0%) on the shoot and root length of the tested plants compared with the remaining rice varieties, Specifically, barnyardgrass (28.9 and 40.4%), red sprangletop (47.1 and 48.7%), grasslike fimbry (49.8 and 57.5%), mustard green (45.0 and 46.6%), and watercress (44.8 and 58.3%), respectively. The results exhibited that all tested rice varieties might contain allelochemicals, which released from the roots of rice and affected the growth and development of the tested germinated seeds, including invasive weeds as barnyardgrass, red sprangletop, and grasslike fimbry. The application of these rice varieties in the weed biological control program via allelopathy in rice is very useful and promising in the future.

Keywords:

barnyardgrass (Echinochloa crus-galli (L.) Beauv), direct antagonistic ability, grasslike fimbry (Fimbristylis miliacea L.), mustard green (Brassica juncea), red sprangletop (Leptochloa chinensis L.), rice (Oryza sativa L.), watercress (Lepidium sativum)

Lượt dowload: 583 Lượt xem: 2114

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)