Đỗ Thị Hồng Thu1 , Đỗ Thị Hoàng Kim1,2, Nhữ Văn Hùng1 , Trần Thị Mỹ1,3 Nguyễn Thị Vân Anh1 , Phạm Thị Thu Hường1*
Tác giả liên hệ: Email: pthuongibt@gmail.com
1 Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Viện Y học, Đại học WonKwang, Hàn Quốc
3Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Phát triển ANABIO
Ngày nhận bài: 04/02/2016; ngày chuyển phản biện: 17/02/2016; ngày nhận phản biện: 14/03/2016; ngày chấp nhận đăng: 17/03/2016
Tóm tắt:
Tôm là loài động vật giáp xác có hệ miễn dịch tự nhiên với sự tham gia mạnh mẽ của các enzyme hệ thực bào để chống lại các tác nhân gây bệnh. Khả năng thực bào ở tôm đã được chứng minh có sự tham gia của gen Rho (Ras-like GTPase) và Ran (Ran binding protein) [1]. Trong nghiên cứu này, các tác giả sử dụng kỹ thuật RT-PCR nhân bản đặc hiệu gen Rho và Ran nhằm đánh giá mức độ phiên mã của các gen này trong đáp ứng miễn dịch của tôm thẻ chân trắng đối với kháng nguyên VP28, một loại protein vỏ của virus đốm trắng (WSSV). Kết quả bước đầu cho thấy, tôm được ăn chế phẩm mang kháng nguyên VP28 của nhóm nghiên cứu về Enzyme và Protein thuộc Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, có mức độ biểu hiện mRNA của gen Rho tăng lên theo thời gian 7, 14 và 28 ngày lần lượt khoảng 1,7; 2,7 và xấp xỉ 3 lần. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả bảo hộ tôm chống lại WSSV với hiệu quả bảo hộ trên 75%. Trong khi đó, dường như không có thay đổi về mức độ biểu hiện mRNA gen Ran trước và sau khi tôm thẻ chân trắng ăn chế phẩm. Kết quả này hứa hẹn tiềm năng sử dụng gen Rho như một dấu ấn marker cho việc đánh giá hiệu quả tác động của chế phẩm probiotics lên hệ miễn dịch tôm bằng phản ứng RT-PCR.