Phạm Bích Ngọc1*, Lê Trần Bình1 , Vũ Thị Lan1, 2, Chu Hoàng Hà1
*Tác giả liên hệ:pbngoc@ibt.ac.vn; Tel: 0912247887
1 Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
2 Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên
Ngày nhận bài: 22/07/2015; ngày chuyển phản biện: 25/07/2015; ngày nhận phản biện: 20/08/2015; ngày chấp nhận đăng: 24/08/2015
Tóm tắt:
Nghiên cứu này trình bày tóm tắt một số kết quả chính của đề tài cấp nhà nước về tạo cây khoai lang kháng bọ hà bằng công nghệ gen. Hai cấu trúc mang gen độc tố kháng bọ hà: cry3Ca1, vip2-1 đã được phân lập, tối ưu hóa mã di truyền, thiết kế vào cấu trúc điều khiển bởi promotor đặc hiệu đối với củ và biến nạp thành công vào giống khoai lang KB1 của Việt Nam theo quy trình tái sinh và chuyển gen nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. Kết quả đã chọn lọc và tái sinh được 401 dòng khoai lang chuyển gen bao gồm 246 dòng mang gen chuyển cry3Ca1 và 155 dòng mang gen chuyển vip2-1. Phân tích các dòng khoai lang chuyển gen đích bằng phương pháp sinh học phân tử đã thu được 27 dòng khoai lang chuyển gen cry3Ca1, 19 dòng khoai lang chuyển gen vip2-1 dương tính với phản ứng PCR; trong đó 7 dòng khoai lang chuyển gen cry3Ca1, 10 dòng khoai lang chuyển gen vip2-1 đã được phân tích bằng lai Southern. Đề tài cũng đã đánh giá được khả năng kháng bọ hà của một số dòng khoai lang chuyển gen ở điều kiện phòng thí nghiệm. Đồng thời, chứng minh được các dòng chuyển gen cry3Ca1, vip2-1 có khả năng bị thiệt hại bởi bọ hà thấp hơn rõ rệt (với mức độ phá hại PDI trung bình lần lượt là 1,75 và 2,1) so với các dòng đối chứng không chuyển gen (2,55). Kết quả này mở ra triển vọng cải thiện tính kháng bọ hà của cây khoai lang ở Việt Nam thông qua công nghệ gen.