Thứ hai, 25/02/2019 00:11
Số 2 năm 201930 - 35Download

Tuyển chọn giống lúa (Oryza sativa L.) chịu mặn sodic cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trần Thị Phương Thảo* , Võ Công Thành, Quan Thị Ái Liên, Đái Phương Mai, Đặng Thị Ngọc Nhiên, Huỳnh Văn Toàn, Trần Ngọc Sơn, Nguyễn Hoài Thanh, Phạm Vũ Khương Duy, Phan Thị Anh Thơ

* Tác giả liên hệ: Email: ttphuongthao@ctu.edu.vn

Bộ môn Di truyền và Chọn giống cây trồng, Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

Ngày nhận bài: 06/08/2018; ngày chuyển phản biện: 01/01/0001; ngày nhận phản biện: 10/09/2018; ngày chấp nhận đăng: 14/09/2018

Tóm tắt:

Xuất phát từ nhu cầu cung cấp giống lúa chịu mặn tốt, thích hợp cho mô hình tôm - lúa trên nền đất mặn kiềm (sodic) vùng Đồng bằng sông Cửu Long, 4 giống/dòng lúa mới (D1-1, LSĐB D4, LSĐB D6, NQBĐB) cùng với IR28 (chuẩn nhiễm), lúa Sỏi (chuẩn kháng) và đối chứng địa phương OM6677 đã được thử nghiệm tính chống chịu mặn trong điều kiện phòng thí nghiệm và thực tế ngoài đồng: (1) Trong điều kiện phòng thí nghiệm, các giống/dòng lúa được thử nghiệm trong dung dịch dinh dưỡng mặn vào giai đoạn mạ ở các nồng độ mặn 15, 19 và 22 dSm-1 (tương đương với 9-14‰); đồng thời kết hợp nghiên cứu giải phẫu hình thái rễ và điện di protein SDS-PAGE trên rễ và lá của các giống/dòng này đề tìm ra sự khác biệt giữa giống chịu mặn và giống nhiễm mặn; (2) Các giống/dòng lúa chịu mặn trong điều kiện phòng thí nghiệm được tiếp tục thử nghiệm thực tiễn trên đồng ruộng qua một vụ. Kết quả cho thấy, 4 giống/dòng trên đều có khả năng chịu mặn tốt ở giai đoạn mạ (15-19 dSm-1), kết quả được ghi nhận khi giống đối chứng nhiễm IR28 chết (cấp 9) sau 7-12 ngày thử nghiệm. Riêng hai dòng D1-1 và NQBĐB có khả năng chịu mặn giai đoạn mạ cao (19 dSm-1). Trên nền đất mặn sodic (độ dẫn điện ECe>4 mScm-1, tỷ lệ natri hấp thu SAR>13, tỷ lệ natri trao đổi ESP>15), hai dòng lúa vẫn cho năng suất trên 1 tấn/ha

Từ khóa:

đất mặn, lúa chịu mặn, sodic

Chỉ số phân loại:
4.1

Selecting rice (Oryza sativa L.) varieties with salinity tolerance to sodic soil conditions in the Mekong River Delta

Thi Phuong Thao Tran* , Cong Thanh Vo, Thi Ai Lien Quan, Phuong Mai Dai, Thi Ngoc Nhien Dang, Van Toan Huynh, Ngoc Son Tran, Hoai Thanh Nguyen, Vu Khuong Duy Pham, Thi Anh Tho Phan

Department of Genetics and Plant Breeding, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho University

Received: 6 August 2018; accepted: 14 September 2018

Abstract:

Based on the urgent need of rice varieties which can adapt well to sodic soil in the Mekong River Delta, this study was carried out on four selected varieties/lines of rice D1-1, LSĐB D4, LSĐB D6, NQBĐB and controls (OM6677, IR28, Lua Soi) through the following steps: (1) screening varieties/lines in the salty nutrient solution (IRRI, 1997) at concentrations of 15, 19, and 22 dSm-1, and analysing root anatomy and protein electrophoresis of leaves, leaf sheath, and root to serve the breeding strategy; (2) testing in a paddy field in which raising shrimp for long time. The results showed that four varieties highly tolerated salinity at the seedling stage (15-19 dSm-1), while the control varieties was sensitive after 7-12 days testing (scale 9). Particularly, D1-1 and NQBĐB lines had the salinity tolerance at 19 dSm-1. On sodic soils (ECe>4 mScm-1, SAR>13, ESP>15), both of the two rice lines could give yields over 1 tonne per hectare.

Keywords:

saline soil, salinity tolerant, sodic

Classification number:
4.1
Lượt dowload: 419 Lượt xem: 1513

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)