Thứ bảy, 25/08/2018 00:45
Số 8 năm 201823 - 27Download

Hiện trạng quần thể Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta) và Khỉ mốc (Macaca asamensis) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa

Nguyễn Xuân Nghĩa1*, Nguyễn Xuân Đặng1, Nguyễn Vĩnh Thanh2, Nguyễn Đình Hải3

*Tác giả liên hệ: Email: nghiaiebr@gmail.com

 

1Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

2Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

3Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, Thanh Hóa

Ngày nhận bài: 01/02/2018; ngày chuyển phản biện: 07/02/2018; ngày nhận phản biện: 12/03/2018; ngày chấp nhận đăng: 29/03/2018

Tóm tắt:

Nghiên cứu này được thực hiện tại vùng lõi Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa trong 2 năm (2015-2016). Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận được sự hiện diện của ba loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng và Khỉ mốc trong KBTTN này. Khỉ mặt đỏ có vùng phân bố rộng nhất, bao gồm 13 trong tổng số 30 tiểu khu và 7 trong tổng số 8 sinh cảnh rừng của KBTTN Xuân Liên. Các sinh cảnh có Khỉ mặt đỏ phân bố gồm Rừng thường xanh trên núi đá vôi (SC1), Rừng thường xanh á nhiệt đới (SC2), Rừng thường xanh nhiệt đới (SC3), Rừng thường xanh nhiệt đới sau khai thác (SC4), Rừng thường xanh nhiệt đới đang phục hồi (SC5), Rừng hỗn giao gỗ - giang, nứa (SC6) và Rừng giang, nứa thuần loại (SC7). Khỉ vàng cũng có vùng phân bố rộng trong KBTTN Xuân Liên, gồm 11 tiểu khu và 6 sinh cảnh rừng (SC1-SC6). Ngược lại, Khỉ mốc có vùng phân bố rất hẹp, gồm 8 tiểu khu với 3 sinh cảnh rừng (SC1-SC3). Chất lượng rừng và sự tác động của con người có ảnh hưởng đáng kể đến phạm vi sinh sống của các loài khỉ nghiên cứu. Tần suất bắt gặp các đàn khỉ trong KBT của Khỉ mặt đỏ là 0,0833 đàn/km, Khỉ vàng là 0,0625 đàn/km và Khỉ mốc là 0,03125 đàn/km, chứng tỏ số lượng của các loài Khỉ mặt đỏ, Khỉ vàng và đặc biệt là Khỉ mốc hiện còn trong KBTTN Xuân Liên là thấp. Nghiên cứu cũng xác định được 3 sinh cảnh có tầm quan trọng nhất đối với bảo tồn 3 loài khỉ nghiên cứu ở KBTTN Xuân Liên là: Rừng thường xanh trên núi đá vôi, Rừng thường xanh á nhiệt đới và Rừng thường xanh nhiệt đới. Cùng với đó, các khu vực quan trọng nhất cho bảo tồn 3 loài khỉ nghiên cứu gồm các tiểu khu: 484, 485, 489, 495, 497, 499, 500, 512, 516 là nơi tập trung 3 sinh cảnh nêu trên.

Từ khóa:

Arctoides, Assamensis, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, linh trưởng, Macaca, Mullata, Primates.

Chỉ số phân loại:
1.6

Current status of Stump-tailed macaque (Macaca arctoides), Rhesus macaque (Macaca mulatta) and Assamese macaque(Macaca asamensis) in Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa province

Xuan Nghia Nguyen1*, Xuan Dang Nguyen1 Vinh Thanh Nguyen2, Dinh Hai Nguyen3

1Institute of Ecology and Biological Resources, VAST

2University of Science, Vietnam National University, Hanoi

3Xuan Lien Nature Reserve, Thanh Hoa Province

Received: 1 February 2018; accepted: 29 March 2018

Abstract:

This study was conducted in Xuan Lien Nature Reserve (NR), Thanh Hoa Province during 2015-2016. The study results confirmed the appearances of Stump-tailed macaque, Rhesus macaque and Assamese macaque in Xuan Lien NR. Stump-tailed macaque has a large distribution range, covering 13 of total 30 forest sub-areas and 7 of total 8 forest habitats in Xuan Lien NR. The identified habitats of Stump-tailed macaques are Limestone evergreen forest (SC1), Subtropical evergreen forest (SC2), Tropical evergreen forest (SC3), Tropical evergreen forest affected by selective timber logging in the past (SC4), Regenerated evergreen forest (SC5), Mixed wood-bamboo forest (SC6), and Bamboo forest (SC7). Rhesus macaque also has a large distribution range, covering 11 forest sub-areas and 6 forest habitats (SC1-SC6). In contrast, Assamese macaque has a very small distribution range, covering only 8 forest sub-areas and 3 forest habitats (SC1-SC3). Forest quality and intensity of human impact on the forest habitats have a great influence on the occupancy area of the macaque species. The encounter rate of macaque troops in the forest is 0.0833 group/km for Stump-tailed macaque, 0.0625 group/km for Rhesus macaque, and 0.03125 group/km for Assamese macaque. These low encounter rates indicate low and very low abundances of the macaque species in Xuan Lien NR. The study also shows that the 3 most important forest habitats for macaque conservation in Xuan Lien NR are Limestone evergreen forest (SC1), Subtropical evergreen forest (SC2), and Tropical evergreen forest (SC3). Consequently, the most important areas for macaque species conservation in Xuan Lien NR are forest compartments as follows: 484, 485, 489, 495, 497, 499, 500, 512, and 516, which support the above 3 most important habitats.

Keywords:

Arctoides, Assamensis, Macaca, macaque, Mullata, primates, Xuan Lien Nature Reserve.

Classification number:
1.6
Lượt dowload: 425 Lượt xem: 1388

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)