Thứ tư, 25/07/2018 00:28
Số 7 năm 201860 - 64Download

Chọn tạo các dòng ngô kháng bệnh mốc hồng bằng chỉ thị phân tử SSR

Vương Huy Minh1*, Ngô Thị Thùy Linh2, Hồ Thị Hương2, Nguyễn Văn Cảnh1, Lê Thị Bích Thủy2

*Tác giả liên hệ: Email: minhnmri@gmail.com

1Viện Nghiên cứu ngô

2Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam

Ngày nhận bài: 02/04/2018; ngày chuyển phản biện: 04/04/2018; ngày nhận phản biện: 02/05/2018; ngày chấp nhận đăng: 11/05/2018

Tóm tắt:

Bệnh mốc hồng là một trong những bệnh gây tổn thất lớn cho sản xuất ngô trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng. Kết quả chọn giống kháng bệnh theo phương pháp truyền thống còn hạn chế do hiệu quả chuyển các gen kháng bệnh vào con lai còn khó khăn và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống ngô kháng bệnh mốc hồng là phương pháp khả thi để kiểm soát dịch bệnh. Trong các nghiên cứu trước đây, qua phân tích SSR và đánh giá khả năng kháng bệnh của tập đoàn ngô đã xác định được sự liên kết của 6 chỉ thị SSR (Umc1025, Dupssr34, Nc030, SSR93, Umc1489 và Umc1511) với tính trạng kháng bệnh mốc hồng. Trong bài báo này, các tác giả sử dụng 6 chỉ thị để đánh giá trên quần thể phân ly F5 và quần thể lai ngược BC5 để chọn các dòng ngô triển vọng kháng bệnh mốc hồng. Kết quả chọn được 11 dòng có chỉ thị liên kết với tính kháng bệnh mốc hồng, trong đó 3 dòng có 1 chỉ thị, 5 dòng có 2 chỉ thị, 1 dòng có 3 chỉ thị và 2 dòng có 4 chỉ thị liên kết; 8 dòng (F5.5, F5.12, F5.18, F5.22, BC5.8, BC5.9, BC5.21 và BC5.22) có ít nhất 2 chỉ thị liên kết với tính kháng bệnh mốc hồng được lựa chọn cho chương trình lai tạo giống; các tổ hợp lai (THL) THL5, THL25, THL6 và THL12 có ít nhất 3 chỉ thị liên kết được lựa chọn cho các thử nghiệm trong sản xuất.

Từ khóa:

Chỉ thị phân tử, kháng bệnh, mốc hồng, ngô, SSR.

Chỉ số phân loại:
4.6

Selecting inbred maize lines for fusarium ear rot disease resistance using SSR markers

Huy Minh Vuong1*, Thi Thuy Linh Ngo2, Thi Huong Ho2, Van Canh Nguyen1, Thi Bich Thuy Le2

1Maize Research Institute, VAAS

2Institute of Biotechnology, VAST

Received: 2 April 2018; accepted: 11 May 2018

Abstract:

Fusarium ear rot is considered as one of the major diseases leading to significant yield loss in maize in Vietnam and all over the world. Breeding maize varieties for resistance to ear rot caused by Fusarium with the traditional procedures is not really effective because of very time-consuming and great efforts in transferring resistant genes into promising hybrids. Therefore, applying molecular markers in breeding and developing maize varieties resistant to Fusarium would be more feasible. Up to now, through the pplication of SSR markers and evaluation of resistance among maize germplasm, 6 simple sequence repeat (SSR) markers (Umc1025, Dupssr34, Nc030, SSR93, Umc1489, andUmc1511) linked to Fusarium ear rot genes in maize plants have been identified. In this study, 6 SSR markers were used in F5 and BC5 maize populations to select promising inbred lines resistant to Fusarium ear rot. The result showed that 11 lines with SSR markers responsible for resistance to Fusarium ear rot were found, including 3 lines with 1 marker, 5 lines with 3 markers, and 2 lines with 4 markers. 8 lines (F5.5, F5.12, F5.18, F5.22, BC5.8, BC5.9, BC5.21, and BC5.22) with at least 2 markers were selected for a maize breeding program; hybrid combinations THL5, THL25, THL6 and THL12 of at least 3 markers linked with the resistance to Fusarium ear rot were selected for further development in production.

Keywords:

Fusarium ear rot, maize, molecular marker, resistant, SSR.

Classification number:
4.6
Lượt dowload: 376 Lượt xem: 1229

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)