Thứ tư, 25/07/2018 00:26
Số 7 năm 201842 - 47Download

Đánh giá khả năng cung cấp lân của đất áp dụng phương pháp khuếch tán qua màng trên một số vùng đất canh tác lúa tại ĐBSCL

Vũ Văn Long1*, Nguyễn Hoàng Kim Nương2, Châu Minh Khôi2

*Tác giả liên hệ: Email: vvlong@vnkgu.edu.vn

 

1Khoa Tài nguyên - Môi trường, Trường Đại học Kiên Giang

2Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ

Ngày nhận bài: 02/05/2018; ngày chuyển phản biện: 04/05/2018; ngày nhận phản biện: 29/05/2018; ngày chấp nhận đăng: 11/06/2018

Tóm tắt:

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá khả năng cung cấp lân của đất đối với hấp thu lân của cây trồng áp dụng phương pháp khuếch tán qua màng (DGT - Deffusive Gradient in Thin Films), đánh giá tương quan giữa hàm lượng P hấp thụ phân tích bằng phương pháp DGT với P hữu dụng trong đất và P hòa tan trong dung dịch đất tại Bạc Liêu và Cần Thơ. Mẫu đất được thu thập trên các ruộng áp dụng bón các liều lượng P khác nhau, bao gồm: Không bón lân, bón 40 kg P2O5/ha và bón 60 kg P2O5/ha. Công cụ DGT có cấu tạo gồm ba lớp gel được đặt trực tiếp lên bề mặt của đất trong vòng 24h để hấp thu P phóng thích ra từ trong dung dịch đất. Kết quả thí nghiệm cho thấy, nghiệm thức không bón lân và bón 40 kg P2O5/ha có tốc độ cung cấp P nhanh hơn nghiệm thức bón 60 kg P2O5/ha trên cả hai loại đất tại Bạc Liêu và Cần Thơ. Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa tốc độ cung cấp P của đất ở các nghiệm thức không bón lân và bón 40 kg P2O5/ha so với nghiệm thức bón theo liều lượng của nông dân (P>0,05). Kết quả cũng cho thấy có sự tương quan chặt giữa hàm lượng P phân tích bằng phương pháp DGT với hàm lượng P hữu dụng trong đất bằng phương pháp Olsen (r>0,73) và P hòa tan trong dung dịch đất (r>0,95). Phương pháp DGT có thể thay thế các phương pháp truyền thống như Olsen và Malachite Green để phân tích hàm lượng P hữu dụng trong đất. Áp dụng phương pháp DGT có thể đánh giá chính xác lượng P phóng thích từ dung dịch đất cho cây trồng hấp thu, qua đó tăng hiệu quả sử dụng phân P trong canh tác lúa.

Từ khóa:

Khuếch tán qua màng, lân hòa tan, lân hữu dụng, tốc độ cung cấp lân.

Chỉ số phân loại:
4.1

Assessment of soil phosphorus supplying capacity in some rice paddy fields in the Mekong River Delta of Vietnam using deffusive gradient in thin films technique

Van Long Vu1*, Hoang Kim Nuong Nguyen2, Minh Khoi Chau2

1College of Environment and Natural Resources, Kien Giang University

2Department of Soil Science, College of Agriculture and Applied Biology, Can Tho University

Received: 2 May 2018; accepted: 11 June 2018

Abstract:

The study aimed to evaluate the soil P-supply capacity for the crop uptake using the Deffusive gradient in thin films (DGT) technique and the P absorption interaction between two groups: soil available P and dissolving P in Bac Lieu and Can Tho provinces using the DGT method. Soil samples were collected in the experimental fields where were applied with different P fertilizer rates: no P fertilizer, 40 kg P2O5 per ha, and 60 kg P2O5per ha. The DGT tool which was designed with three gel layers was directly put onto the soil surface within 24 hours. The results showed that the soil P availability rate in no P fertilizer and 40 kg P2O5/ha treatments were higher than that in 60 kg P2O5/ha treatment in both Bac Lieu and Can Tho provinces. However, there were no significant differences in the soil P availability rate in the treatments applied with 0 and 40 kg P2O5/ha compared with the 60 kg P2O5/ha treatment (P>0.05). The P which was analysed by DGT (PDGT) has a close interaction with Olsen-P (r>0.73) and dissolving P in soil solution (r> 0.95). The DGT technique could substitute for the Olsen and Malachite Green methods to determine the soil available P. Applying the DGT technique can evaluate exactly the P resleased from soil solution, thereby increasing the P use efficiency in the rice cultivation.

Keywords:

Available P, deffusive gradient in thin films, dissolving P, soil P-supply rate.

Classification number:
4.1
Lượt dowload: 360 Lượt xem: 828

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)