Cao Đình Trọng1, Thái Anh Tuấn1, Cao Đình Triều2*, Lê Văn Dũng1, Nguyễn Đắc Cường1
*Tác giả liên hệ: Email: cdtrieu@gmail.com
1Viện Vật lý địa cầu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam2Viện Địa vật lý ứng dụng, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam
Ngày nhận bài: 05/02/2018; ngày chuyển phản biện: 09/02/2018; ngày nhận phản biện: 14/03/2018; ngày chấp nhận đăng: 26/03/2018
Tóm tắt:
Trong khuôn khổ bài báo này, các tác giả tiến hành nghiên cứu đặc trưng hoạt động động đất kích thích tại một số hồ thủy điện ở Việt Nam. Kết quả cho thấy:- Tại khu vực thủy điện Hòa Bình, Sông Tranh 2 và Sơn La đã xuất hiện động đất kích thích có M > 4,0. Các công trình thủy điện này đều có độ sâu lớn nhất của đáy hồ trên 100 m và cấu trúc địa chất là đá gneis, granit hay đá vôi. - Động đất kích thích hồ thủy điện Hòa Bình, Sông Tranh 2 và Sơn La là loại phản ứng nhanh. Sự thăng giáng độ cao mực nước hồ có liên quan tới tần suất xuất hiện động đất. - Có thể sử dụng tỷ số Vp/Vs như một đại lượng chủ yếu trong khoanh vùng dự báo nguồn phát sinh động đất kích thích. Nguồn phát sinh động đất tự nhiên liên thông với hồ và có Vp/Vs = 1,63-1,69 là nơi có nguy cơ phát sinh động đất cao nhất. - Hồ thủy điện Hòa Bình không còn có khả năng xuất hiện động đất kích thích. Động đất kích thích thủy điện Sông Tranh 2 tuy vẫn còn hoạt động song sẽ có cấp độ mạnh nhỏ hơn 4,7. Động đất kích thích hồ Sơn La còn tiếp diễn trong thời gian tới và với cấp độ mạnh có thể lớn hơn 4,3, đạt tối đa là 5,0.