Thứ hai, 30/03/2020 08:10
Số 3 năm 20206 - 12Download

Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) trong một số sản phẩm cà phê rang, cà phê hòa tan ở Việt Nam: Hàm lượng và đánh giá rủi ro đến sức khỏe con người

Nguyễn Thị Quỳnh1, Nguyễn Thúy Ngọc1,2*, Trương Thị Kim1,2, Nguyễn Văn Thành1,2, Phan Thị Lan Anh2, Dương Hồng Anh1,2, Phạm Hùng Việt1,2  

*Tác giả liên hệ: ngthngoc@yahoo.com

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ phân tích phục vụ kiểm định chất lượng môi trường và an toàn thực phẩm (KLATEFOS), Đại học Quốc gia Hà Nội

Ngày nhận bài: 26/09/2019; ngày chuyển phản biện: 30/09/2019; ngày nhận phản biện: 13/11/2019; ngày chấp nhận đăng: 21/11/2019

Tóm tắt:

Cà phê là một trong những loại đồ uống phổ biến nhất trên thế giới. Rang là một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất cà phê, bởi rang tạo nên mùi vị và hương thơm đặc trưng của cà phê. Bên cạnh đó, trong quá trình rang một số hợp chất không mong muốn cũng có thể được tạo thành, như các hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs). Trong nghiên cứu này, 15 hợp chất PAHs đã được phân tích trong một số sản phẩm cà phê rang, cà phê hòa tan của Việt Nam và một số nước làm đối chứng. Tổng hàm lượng các PAHs được phân tích trong cà phê rang Việt Nam dao động trong khoảng 3,20-143 µg/kg và trong cà phê hòa tan là 1,30-14, /kg. Trong đó, benzo[a]pyren (BaP) được phát hiện thấy ở cà phê rang với hàm lượng cao nhất là 1,2 µg/kg và không phát hiện đối với mẫu cà phê hòa tan. So sánh với quy định của Uỷ ban châu Âu về hàm lượng tối đa cho phép của BaP và nhóm PAH4 trong các chế phẩm từ thực vật, tất cả các mẫu cà phê đã phân tích đều có hàm lượng PAHs độc hại ở mức thấp hơn giới hạn cho phép. Dựa trên hàm lượng PAHs trong các mẫu cà phê, nhóm nghiên cứu đưa ra đánh giá rủi ro sức khỏe khi sử dụng cà phê. Theo đó, các mẫu cà phê ở Việt Nam có HQ<1 và ILCR<1.10-5, có nghĩa là người tiêu dùng cà phê ở Việt Nam an toàn khi tiếp xúc với PAHs có trong các loại cà phê được phân tích.

Từ khóa:

cà phê hòa tan, cà phê rang xay, GC/MS, PAHs

Chỉ số phân loại:
1.4

Polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) in some roasted and instant coffee products in Vietnam: Content and risk assessment for human health

Thi Quynh Nguyen1, Thuy Ngoc Nguyen1, 2*, Thi Kim Truong1, 2, Van Thanh Nguyen1, 2, Thi Lan Anh Phan1, 2, Hong Anh Duong1, 2, Hung Viet Pham1, 2
*Email: ngthngoc@yahoo.com
1University of Sciences, Vietnam National University, Hanoi
2Key Laboratory of Analytical Technology for Environment Quality and Food Safety Control (KLATEFOS), Vietnam National University, Hanoi
 

Received: 26 September 2019; accepted: 21 November 2019

Abstract:

Coffee is one of the most popular beverages in the world. Roasting is an important step for the production of coffee, because the roasting creates the flavour and aroma of coffee. However, the roasting process can form some undesirable compounds, such as polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs). In this study, we analysed 15 PAHs in some roasted and instant coffee products of Vietnam and some other countries for comparison. The results showed that the total content of PAHs analysed in Vietnamese roasted coffee ranged from 3.20 µg/kg to 143 µg/kg, and that of instant coffee ranged from 1.30 µg/kg to 14.9 µg/kg. In which, benzo[a]pyrene (BaP) was detected in roasted coffee with the highest concentration of 1.2 µg/kg and not detected in instant coffee samples. Compared with the European Commission's regulation on maximum permissible levels of BaP and PAH4 in plant products, all coffee samples had the level of toxic PAHs lower than the allowable limit. Based on the content of PAHs in coffee samples, the health risk was also assessed for inhabitants using these coffees. Accordingly, coffee samples in Vietnam had HQ<1 and ILCR<1.10-5, which means that coffee consumers in Vietnam were safe when exposed to PAHs in  the examined coffee products.

Keywords:

GC/MS, instant coffee, PAHs, roasted coffee

Classification number:
1.4
Lượt dowload: 590 Lượt xem: 1784

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)