Phạm Thị Mỹ Phương1,2*, Đoàn Văn Tú1, Nguyễn Mạnh Khải2 , Đặng Thị Kim Chi3,
*Tác giả liên hệ: Email: mphuongen@gmail.com
1Viện Nghiên cứu và Phát triển Vùng, Bộ Khoa học và Công nghệ
2Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
3Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngày nhận bài: 08/12/2017; ngày chuyển phản biện: 19/12/2017; ngày nhận phản biện: 24/01/2018; ngày chấp nhận đăng: 31/01/2018
Tóm tắt:
Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của hàm lượng cadimi (Cd) và chì (Pb) trong đất đến khả năng sinh trưởng và hấp thu các kim loại này của cây cỏ mần trầu (Eleusine indica L.) đồng thời xác định được khả năng loại bỏ chúng ra khỏi đất chuyên canh rau sau 3 tháng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây cỏ mần trầu sinh trưởng và phát triển được trong môi trường đất canh tác bị ô nhiễm Cd và Pb. Với hàm lượng Cd trong đất khoảng 50-200 mg/kg thì hàm lượng Cd tích lũy trong phần thân lá đạt 75,61±3,12 đến 195,21±4,20 mg/kg, trong rễ đạt 365,09±10,11 đến 482,08±20,51 mg/kg và khả năng loại bỏ Cd ra khỏi đất của cây tương đối cao, đạt 2,883-2,973 mg/cây. Hàm lượng Pb trong đất khoảng 1.500-3.000 mg/kg, khả năng tích lũy Pb trong thân lá đạt 149,25±7,23 đến 189,60±8,19 mg/kg và trong rễ đạt 1.332,65±13,16 đến 2.754,6±25,34 mg/kg, khả năng loại bỏ Pb ra khỏi đất của cây cao, đạt 14,01-14,36 mg/cây.