Chủ nhật, 25/06/2017 00:27
Số 6 năm 20171 - 4Download

Nguyên nhân và đặc điểm của nhược thị ở trẻ em khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương

Nguyễn Đức Anh* 

*Tel: 0903434443

Trường Đại học Y Hà Nội 

Ngày nhận bài: 16/02/2017; ngày chuyển phản biện: 20/02/2017; ngày nhận phản biện: 25/03/2017; ngày chấp nhận đăng: 07/04/2017

Tóm tắt:

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá nguyên nhân và các đặc điểm của nhược thị ở trẻ em đến khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Đối tượng và phương pháp: Đánh giá thị lực và khúc xạ không liệt điều tiết hoặc có liệt điều tiết tùy theo từng trường hợp. Tiêu chuẩn chẩn đoán: Thị lực chỉnh kính tốt nhất của một mắt < 20/30 hoặc chênh lệch thị lực giữa hai mắt ≥ 2 dòng. Nhược thị được coi là do bất đồng khúc xạ nếu chênh lệch khúc xạ 2 mắt > 1,0D, do lác nếu có lác biểu hiện, do tật khúc xạ độ cao nếu tật khúc xạ > 5,0D. Kết quả: Có 125 bệnh nhân, tuổi từ 6 đến 16 (trung bình 9,74±2,76 tuổi), nam chiếm 58,4% và nữ chiếm 41,6%. Nhược thị 1 mắt là 59,2%, nhược thị 2 mắt là 40,8%. Số mắt viễn thị chiếm tỷ lệ 47,2%, số mắt cận thị chiếm tỷ lệ 23,2%. Nhược thị nhẹ và trung bình chiếm đa số ở lứa tuổi 6-11, nhược thị nặng chiếm đa số ở lứa tuổi 12-16. 44,8% số mắt có thị lực < 20/40. Nguyên nhân gây nhược thị có tỷ lệ cao nhất là bất đồng khúc xạ (54,4%), sau đó đến lác (32%). Kết luận: Nhược thị chiếm tỷ lệ 4,94%. Tỷ lệ mắt có thị lực dưới 20/40 chiếm gần 50%. Các nguyên nhân của nhược thị là bất đồng khúc xạ hai mắt, lác, và tật khúc xạ độ cao. Viễn thị gây ra nhược thị nhiều hơn so với cận thị. Nhược thị nhẹ và trung bình chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm bất đồng khúc xạ, nhược thị nặng chiếm tỷ lệ cao hơn ở nhóm lác.

Từ khóa:

Nhược thị, tật khúc xạ. 

Chỉ số phân loại:
3.2

Causes and characteristics of amblyopia in children seen at the national institute of ophthalmology

Duc Anh Nguyen* 

Hanoi Medical University 

Received: 16 February 2017; accepted: 7 April 2017

Abstract:

Objective: The study aimed to determine causes and characteristics of amblyopia in children seen at the National institute of ophthalmology. Subjects and methods: Assessment of visual acuity (VA) and refraction with and without cycloplegia. Criteria of amblyopia: best corrected VA < 20/30 or difference of VA between eyes ≥ 2 lines. Amblyopia was classified as anisometropia if there was more than 1.0D between eyes, as strabismus if there was manifest strabismus, and as high refractive error if the refractive error was more than 5.0D. Results: 125 patients, aged from 6 to 16 (average 9.74±2.76), males accounted for 58.4%, and females made up 41.6%. Monocular amblyopia was 59.2%, and binocular amblyopia was 40.8%. Hypermetropic eyes accounted for 47.2%, and myopic eyes 23.2%. The majority of moderate and mild amblyopia was in the age group from 6 to 11. The majority of severe amblyopia was in the age group from 12 to 16. 44.8% of eyes had VA < 20/40. The most common cause was anisometropia (54.4%), followed by strabismus (32%). Conclusions: Prevalence of amblyopia was 4.94%. The rate of VA < 20/40 was nearly 50%. The causes of amblyopia were anisometropia, strabismus, and high refractive errors. The mild and moderate amblyopia was more common in anisometropic patients, while the severe amblyopia was more common in strabismic patients. 

Keywords:

 Amblyopia, refractive error. 

Classification number:
3.2
Lượt dowload: 346 Lượt xem: 802

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)