Nguyễn Lê Tuyết Dung1*, Lâm Thị Ngọc Giàu1, Trần Thị Mỹ Thanh1, Phạm Ngọc Diệp1, Bùi Mỹ Linh2, Đặng Văn Sơn3
*Tác giả liên hệ: tuyetdungd2001@gmail.com
1Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
3Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
Ngày nhận bài: 02/11/2016; ngày chuyển phản biện: 04/11/2016; ngày nhận phản biện: 30/11/2016; ngày chấp nhận đăng: 08/12/2016
Tóm tắt:
Kết quả nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc ở tỉnh Bạc Liêu đã xác định được 387 loài, 304 chi, 108 họ thuộc 3 ngành thực vật bậc cao có mạch là Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Pinophyta) và Hạt kín (Magnoliophyta). Trong đó, 8 loài có giá trị bảo tồn theo thang đánh giá của Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ của IUCN (2015) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ; 78 loài nằm trong Danh mục vị thuốc y học cổ truyền và 53 loài nằm trong Danh mục cây thuốc mẫu của Bộ Y tế (2013). Hình thức sử dụng cây thuốc cũng được chia làm 3 nhóm, gồm: Theo bộ phận dùng, phương thức dùng và nhóm bệnh sử dụng. Dạng thân của cây thuốc được chia làm 6 nhóm, bao gồm: Cây thân thảo có 185 loài (47,8%), cây bụi có 84 loài (21,7%), cây gỗ nhỏ có 42 loài (10,9%), dây leo có 42 loài (10,9%), cây gỗ lớn có 31 loài (8,0%) và bán ký sinh có 3 loài (0,8%).