Chủ nhật, 25/10/2015 00:15
Số 10 năm 201527 - 32Download

Cơ chế hình thành và các giai đoạn phát triển Biển đông

Chu Văn Ngợi1*, Trần Nghi1  , Trần Hữu Thân1  Cao Đình Triều2  , Nguyễn Trọng Tín3  

* Tác giả chính: Email: ngoicv@vnu.edu.vn

1 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

2 Viện Địa vật lý Ứng dụng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

3  Viện Dầu khí

Ngày nhận bài: 13/04/2015; ngày chuyển phản biện: 20/04/2015; ngày nhận phản biện: 20/05/2015; ngày chấp nhận đăng: 25/05/2015

Tóm tắt:
Đã có nhiều mô hình về cơ chế hình thành và phát triển Biển Đông của các tác giả trong nước và nước ngoài. Các mô hình này hết sức đa dạng và phong phú, song có nét chung là xem xét mở Biển Đông được gây bởi một nguồn lực duy nhất. Trên cơ sở phân tích các sự kiện kiến tạo, các mô hình mở Biển Đông, minh giải các băng địa chấn, phân tích các cấu tạo phá hủy, phân tích các tổ hợp thạch kiến tạo, tập thể tác giả đề xuất mô hình mở Biển Đông dựa trên sự kết hợp 3 nguồn lực: nguồn lực gây bởi đụng độ mảng dẫn đến chuyển động thúc trồi, nguồn lực gây bởi hoạt động hút chìm và nguồn lực sâu manti. Vai trò các nguồn lực này không như nhau và được đánh giá theo 3 giai đoạn phát triển Biển Đông: giai đoạn trước tách giãn (trước 32 triệu năm), khu vực Biển Đông bị chi phối bởi các nguồn lực: hoạt động hút chìm, nguồn lực sâu manti và đụng độ mảng; giai đoạn tách giãn (32 triệu năm đến 17 triệu năm): nguồn lực sâu manti đóng vai trò chủ đạo, còn trượt trái của đứt gãy sâu Sông Hồng đóng vai trò cú hích khởi đầu của quá trình tách giãn; và giai đoạn sau tách giãn (từ 17 triệu năm đến nay) với hai thời kỳ đặc trưng: thời kỳ sụt lún bồn (từ Miocen giữa đến Miocen muộn) và thời kỳ sụt lún khu vực (N2-Q) bị chi phối bởi nguồn lực sâu manti, ngoài ra ở thời kỳ sụt lún khu vực còn chịu ảnh hưởng của đới hút chìm Philippin và dịch trượt phải của đứt gãy sâu Sông Hồng. Thời kỳ này đóng vai trò hình thành nên diện mạo Biển Đông ngày nay.
Từ khóa:

cơ chế, mô hình, tách giãn.

Chỉ số phân loại:
1.5

Mechanism of formation and stages of development of the East Sea

Received: 13 April 2015; accepted: 25 May 2015

Abstract:
There have been many models of formation and development of the East Sea. These models have a common feature that the mechanism of the East Sea formation is based on only one unique force source. Up to now, no consensus has been reached on the mechanism of the East Sea formation between scientists. Based on the analyses of tectonic events, models of the East Sea formation, seismic cross-sections, fracture deformation and analyses of petrotectonic assemblages, the authors have proposed a model combining 3 force sources: a source caused by collision of plate, generating extrusion movement; a source caused by slab pull; and a source caused by mantle. Three force sources have played different roles in the history of the East Sea and been assessed in three stages of development: stage of prespreading, stage of spreading, and stage of post-spreading. In the stage of prespreading, the area of the East Sea was affected by three force sources: plate collision, subduction and mantle. In the stage of spreading, the left lateral strike of Red River fault played the beginning of spreading, but the mantle force was main one controlling development. In the post-spreading stage thethermal subsidence controlled development and created the form of recent East Sea.
Keywords:

mechanism, model, spreading.

Classification number:
1.5
Lượt dowload: 267 Lượt xem: 640

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)