Thứ ba, 25/08/2015 00:18
Số 8 năm 201526 - 31Download

Đánh giá ảnh hưởng của laser trên một số chỉ tiêu hình thái phôi 3 ngày tuổi để chẩn đoán di truyền tiền làm tổ

Nguyễn Đình Tảo*, Nguyễn Ngọc Diệp, Nguyễn Thanh Tùng, Quản Hoàng Lâm
*Tác giả chính: Email: dinhtao1955@gmail.com

Trung tâm Công nghệ phôi, Học viện Quân y

Ngày nhận bài: 27/04/2015; ngày chuyển phản biện: 04/05/2015; ngày nhận phản biện: 03/06/2015; ngày chấp nhận đăng: 01/01/0001

Tóm tắt:
Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cho các các bệnh nhân (BN) hiếm muộn, trong đó phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) đóng vai trò quan trọng và ngày càng được phát triển rộng khắp trên thế giới, song tỷ lệ thành công mới chỉ đạt khoảng 30-40%. Việc lựa chọn phôi hầu như chỉ dựa trên những tiêu chuẩn về hình thái, do vậy chưa phản ánh đầy đủ chất lượng thực của phôi, dẫn đến kết quả điều trị TTTON bị hạn chế. Để nâng cao chất lượng điều trị, đồng thời sàng lọc một số bệnh di truyền, việc chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi (Preimplantation Genetic Diagnosis - PGD) là một trong những yêu cầu quan trọng và cấp thiết, nhưng để thực hiện được kỹ thuật này cần phải sinh thiết phôi. Trên cơ sở đó, các tác giả đã triển khai đề tài “Nghiên cứu hình thái phôi sau sinh thiết để chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi” nhằm đánh giá sự thay đổi hình thái phôi sau sinh thiết ngày 3 (phôi được nuôi cấy đến ngày thứ 3 trước khi sinh thiết) và tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phôi sống sót và tạo phôi túi sau sinh thiết. Đối tượng nghiên cứu là 102 phôi còn dư khi TTTON, sinh thiết ngày 3. Chất lượng phôi được đánh giá dựa theo tác giả Andres Salumets (2001) [1] với 3 tiêu chuẩn chính là: số lượng của các phôi bào trong một phôi; sự đồng đều giữa các phôi bào; tỷ lệ (%) giữa mảnh vỡ bào tương và thể tích của phôi. Kết quả cho thấy, sau sinh thiết 24 giờ, tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục phát triển chung của cả 3 nhóm là 93/102 phôi, đạt 91,17% và sau 48 giờ tỷ lệ hình thành phôi túi là 83 phôi, đạt 81,37%, trong đó số phôi túi tiếp tục sống sót và phát triển (loại AA và AB) là 67 phôi, chiếm 65,68%. Tỷ lệ mảnh vỡ bào tương, độ dày màng trong suốt, đường kính phôi giữa các nhóm thay đổi không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu có thể kết luận: sinh thiết bằng tia laser không làm thay đổi hình thái phôi, khả năng sống sót và tạo thành phôi túi. Tuổi mẹ, thời gian vô sinh, nồng độ FSH (hormone kích thích nang trứng) càng cao thì tỷ lệ phôi sống sót và tạo thành phôi túi càng giảm. Phương pháp TTTON thông thường (IVF) hoặc phương pháp tiêm tinh trùng vào bào tương noãn (ICSI) không ảnh hưởng tới tỷ lệ phôi sống sót, tiếp tục phát triển và tạo thành phôi túi sau sinh thiết.
Từ khóa:

BN hiếm muộn, chẩn đoán di truyền trước chuyển phôi, hình thái phôi, sinh thiết bằng laser.

Chỉ số phân loại:
3.2

Study on embryo morphological changes after embryo biopsy for genetic diagnosis prior to embryo transfer

Received: 27 April 2015; accepted: 1 January 1

Abstract:
There are many methods for treating infertility patients, of which IVF plays an important role in the field of assisted reproduction and development and has increasingly widespreaded in the world. However, the success rate in assisted reproduction has only reached 30-40%. Currently, most are choosing embryos based on morphological criteria of the embryo. However, the morphological assessment does
not fully reflect the true quality of the embryos if only based on morphological parameters, so the results of in vitro fertilization treatment is still limited. To improve the quality of the treatment and refinement of some genetic diseases, Preimplantation Genetic Diagnosis (PGD) is one of the critical, urgent and practical requirements. On that basis, the authors have conducted a project “Study on embryo morphological changes after embryo biopsy for genetic diagnosis prior to embryo transfer” to evaluate embryo morphological changes and assess some factors affecting the ability of embryo survival and creating blastocyst after biopsy. Subjects and Methods: 102 surplus embryos have been biopsied on day 3. The quality is evaluated based on the author Andres Salumets (2001) [1] on three main criteria: number of blastomeres in an embryo, uniform between embryos, and percentage rate between cytoplasm fragments and the embryo volume. The results have shown that: after 24 hours of biopsy, survival rate of embryos and further development of the 3 groups is 93 embryos in total 102 embryos, reaching 91.17%; and after 48 hours, blastocyst formation is 83, reaching 81.37%. The number of embryos that survive and continue their development (AA and AB) accounts for 65.68% (67 embryos). Cytoplasm fragment ratio, ZP thickness, embryo diameter among the groups have not changed significantly. In conclusion, laser biopsy does not alter embryo morphology, viability and blastocyst forming. The higher maternal age, duration of infertility, FSH concentration, the less survival rate of embryos and blastocyst forming. IVF or ICSI does not affect the survival rate of embryos, further development of blastocyst after embryo biopsy.
 
Keywords:
embryo morphology, infertility patients, laser biopsy, Preimplantation Genetic Diagnosis.
Classification number:
3.2
Lượt dowload: 321 Lượt xem: 701

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)