Thứ ba, 30/06/2020 08:05
Số 6 năm 202052 - 57Download

Phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn có khả năng khử màu nước thải dệt nhuộm

Nguyễn Huy Thuần1,Nguyễn Văn Giang 2*, Lê Thị Vân Anh 2

*Tác giả liên hệ: Email: nvgiang@vnua.edu.vn

1 Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao, Trường Đại học Duy Tân

2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Ngày nhận bài: 22/10/2019; ngày chuyển phản biện: 30/10/2019; ngày nhận phản biện: 30/12/2019; ngày chấp nhận đăng: 03/01/2020

Tóm tắt:

Nước thải dệt nhuộm không qua xử lý, xả trực tiếp vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều phương pháp vật lý, hoá học như lọc, kết tủa, keo tụ đã được tiến hành, tuy nhiên giá thành cao, tiêu thụ nhiều năng lượng, tạo ra chất thải khó xử lý, ảnh hưởng tới hệ sinh thái. Sử dụng vi sinh vật để xử lý nước thải dệt nhuộm được xem là phương pháp thay thế vì giá thành không cao, thân thiện với môi trường. Nhiều chủng vi sinh vật thuộc các chi vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn và tảo có khả năng phân huỷ thuốc nhuộm. Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích khảo sát khả năng khử màu thuốc nhuộm Red FN2BL của một số chủng vi khuẩn được phân lập từ nước thải dệt nhuộm. Ba chủng vi khuẩn A2, A9 và A14 có hiệu quả khử màu đã được tuyển chọn. Hiệu quả khử màu của chủng A9 (80,6%)>A14 (67,5%)>A2 (34,6%) trong điều kiện nuôi tĩnh, trong điều kiện nuôi lắc, hiệu quả phân huỷ thuốc nhuộm của chủng A9 (63,3%)>A14 (34,9%)>A2 (26,9%). Chủng A9 được chọn để khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện môi trường nuôi cấy. Hiệu quả khử màu của chủng A9 mạnh nhất khi trong môi trường nuôi cấy có nguồn carbon là tinh bột, nguồn nitơ là (NH4)2SO4, NH4Cl hay cao nấm men, mật độ vi khuẩn 5-15%, pH môi trường trong khoảng 6-7, nhiệt độ 35oC. Chủng A9 có tiềm năng ứng dụng xử lý nước thải dệt nhuộm.

Từ khóa:

khử màu, nước thải, phân huỷ sinh học, thuốc nhuộm.

Chỉ số phân loại:
2.7

Isolation and characterization of decolorizing bacterial strains isolated from textile dyeing wastewater

Thuan Nguyen Huy1, Van Giang Nguyen2*, Thi Van Anh Le2
*Email: nvgiang@vnua.edu.vn

1Institute of Research and Development, Duy Tan University
2Faculty of Biotechnology, Vietnam National University of Agriculture

Received: 22 October 2019; accepted: 3 January 2020

Abstract:

Directed discharge into water sources of untreated textile dyeing wastewater will cause seriously environmental contamination. Various kinds of physico-chemical methods have been in use for the treatment of the wastewater. However, these methods are not environment friendly and cost-effective, and hence become commercially unattractive. Many microorganisms strains belonging to the different taxonomic groups of bacteria, fungi, actinomycetes, and algae have been reported for their ability to decolourize dyes. This study was conducted to investigate the decolorization of Red FN2BL by using bacterial strains isolated from textile dyeing  wastewater. Three different bacterial strains A2, A9 and A14 exhibited high decolorization effects were selected. Decolorization effect of strain A9 was 80.6%>A14 (67.5%)>A2 (34.6%) in stable cultural condition and was A9 (63.3%)>A14 (34.9%)>A2 (26.9%) in shaking cultural condition. The strain A9 was selected for evaluating the effects of some cultural conditions. Strain A9 showed maximum decolorization ability at pH between 6 and 7, temperature of 35oC, and bacterial density of 5-15%. Starch and (NH4)2SO4, NH4Cl or yeast extract were found to be the optimum condition for decolorization. In brief, the strain A9 reveals a great potential for application in the textile dyeing wastewater treatment.

 

(NH4)2SO4

Keywords:

biodegradation, decolorization, dyes, wastewater.

Classification number:
2.7
Lượt dowload: 492 Lượt xem: 1236

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)