Thứ bảy, 25/01/2020 09:30
Số 1 năm 202059 - 65Download

Ảnh hưởng của sự bổ sung hydroxyapatite đến các tính chất của xi măng glass ionomer

Huỳnh Ngọc Minh1* , Huỳnh Thị Hồng Hoa1, 2, Nguyễn Thị Cẩm Nhung1, Lưu Trần Thiên An1, Nguyễn Vũ Uyên Nhi1,  Đỗ Quang Minh1

*Tác giả liên hệ: Email: hnminh@hcmut.edu.vn

1Khoa Công nghệ Vật liệu, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
2Trường Đại học Trà Vinh

 

Ngày nhận bài: 10/06/2019; ngày chuyển phản biện: 18/06/2019; ngày nhận phản biện: 20/08/2019; ngày chấp nhận đăng: 26/08/2019

Tóm tắt:

Xi măng glass ionomer (glass ionomer cement - GIC) là một trong những loại xi măng nha khoa lý tưởng, vì vừa dùng để trám bít, bảo vệ vị trí sâu răng, vừa có tác dụng ngăn ngừa sâu răng tái phát, nhưng có nhược điểm là độ bền cơ không cao. Hydroxyapatite (HA) có tính sinh học tốt, đồng thời có thể cải thiện đặc tính cơ học của vật liệu khi bổ sung với hàm lượng thích hợp. Bài báo này trình bày sự ảnh hưởng của việc bổ sung bột HA với 5%, 10%, 15% khối lượng vào thành phần bột thủy tinh đến độ bền nén của vật liệu GIC khi ngâm trong 3 môi trường: nước khử ion (DW), nước bọt nhân tạo (AS), dung dịch giả thể người (SBF) và các tính chất khác. Kết quả cho thấy khi bổ sung HA, thời gian làm việc, thời gian đóng rắn của vữa xi măng kéo dài hơn, độ đục của GIC đóng rắn tăng. Sự thay đổi độ bền nén theo thời gian ngâm trong 3 môi trường của mỗi mẫu GIC tương tự nhau, nhưng độ bền nén của mẫu ngâm trong SBF cao hơn trong DW và AS. Hàm lượng HA bổ sung 10% và 15% làm độ bền nén giảm so với mẫu đối chứng B. Với mẫu GIC HA05, sự bổ sung với lượng phù hợp 5% HA đã cải thiện độ bền nén mẫu GIC B và nhất là cường độ 28 ngày. Ảnh SEM và kết quả EDX cho thấy mẫu GIC HA05 đóng rắn có cấu trúc đặc chắc hơn và sự xuất hiện tinh thể đặc trưng dạng bông xốp của HA cùng với tỷ lệ Ca/P = 1,68 trên bề mặt mẫu được ngâm trong dung dịch SBF. Những kết quả này thể hiện vai trò của HA trong việc cải thiện độ bền nén và hoạt tính sinh học của vật liệu GIC.

Từ khóa:

hydroxyapatite, khả năng hoạt tính sinh học, xi măng glass ionomer

Chỉ số phân loại:
2.5

Effects of hydroxyapatite supplementation on properties of glass ionomer cement

Ngoc Minh Huynh1*, Thi Hong Hoa Huynh1, 2, Thi Cam Nhung Nguyen1, Tran Thien An Luu1, Vu Uyen Nhi Nguyen1,  Quang Minh Do1

*Email: hnminh@hcmut.edu.vn

1Faculty of Materials Technology, Ho Chi Minh City University of Technology - Vietnam National University HCM City
2Tra Vinh University
 

Received: 10 June 2019; accepted: 26 August 2019

Abstract:

Glass ionomer cement (GIC) is one of the ideal dental cements because it is easy to use for filling, lining and adhesion restoration. GICs have good biocompatibility, caries prevention potential, chemical adhesion to mineralized tissues, but the disadvantage is poor mechanical properties. Hydroxyapatite (HA) has good biological properties, and could improve the mechanical properties of materials when added with the appropriate content. This paper will present the effect of adding HA powder at 5, 10, 15% mass into glass powder on the compressive strength of GIC materials when immersed in three environments: deionized water (DW), artificial saliva (AS), and simulated body fluid (SBF) and other properties. The results showed that when the HA powder was added, the working time and setting time of GIC mortar lasted longer, and the opacity of hardened GICs was increased. The change in compressive strength according to the curing time in three environments of each GIC sample was similar, but the compressive strength as of the sample soaked in SBF was higher than in DW and AS. The supplementary of HA at 10% and 15% content reduced the compressive strength compared to the control sample B. With the GIC sample HA05, the suitable amount of HA addition at the 5% content improved the compressive strength, especially the 28-day strength. The apparent density of the sample HA05 was higher than that of control sample B. SEM images and EDX results showed that the cured GIC sample HA05 had a more dense structure and the appearance of characterized cotton crystal cluster of HA with the Ca/P ratio = 1.68 on the surface of the soaked sample in SBF. These results demonstrated the role of HA in improving the compressive strength and the bioactivity of GIC materials.

Keywords:

bioactivity, glass ionomer cement, hydroxyapatite

Classification number:
2.5
Lượt dowload: 519 Lượt xem: 1362

Đánh giá

X
(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm)